Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Hồ sơ khởi kiện là bước đầu để Tòa án căn cứ để xem xét nội dung của vụ việc tranh chấp để có thể tiến hành thụ lý. Vậy chúng ta cần hiểu rõ nội dung và soạn hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai một cách chính xác để tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ việc.

Hồ sơ khởi kiện

1) Khái niệm tranh chấp đất đai

Căn cứ pháp lý theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất cụ thể mà các bên cho rằng mình có quyền sử dụng diện tích đất đó theo Pháp luật quy định.

Vì vậy, khi các bên không thỏa thuận được về tranh chấp đó thì phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chỉ những tranh chấp xác định người có quyền sử dụng đất mới là tranh chấp đất đai

2) Các loại tranh chấp đất đai

2.1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng về ranh giới giữa các khu đất: Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được ranh giới, có trường hợp chiếm dụng diện tích đất của người khác.

Tranh chấp đòi lại đất đai: Là tranh chấp đòi lại đất đai, đòi lại tài sản gắn liền trên đất vốn là của mình hoặc của người thân thích

Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Tranh chấp về đất đai hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể phát sinh giữa vợ và chồng, giữa bên ly hôn với gia đình bên chồng hoặc bên vợ hoặc khi cha mẹ tặng cho đất đai cho con cái.

2.2) Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Bản chất tranh chấp trong các vụ án này là tranh chấp hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, v.v.

Ngoài ra, một loại tranh chấp khác thuộc loại này là tranh chấp về sử dụng đất: đây là loại tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất, đặc biệt là tranh chấp về giao, quy hoạch đất nông nghiệp, đất rừng và đất nông nghiệp, thổ cư.

2.3) Tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng đất.

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp; giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm; giữa đất trồng cà phê và đất trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư, trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Nhiều khi tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai tỉnh; hai huyện; hai xã với nhau; tập trung ở những nơi có lâm thổ sản quý; có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế văn hóa; những vùng không có địa giới rõ ràng; không có mốc giới nhưng là vị trí có tầm quan trọng.

Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

3) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các hoạt động tranh chấp đất đai dựa trên cơ sở Pháp luật để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của các bên tranh chấp đất đai. Từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Nhà nước sẽ khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở căn cứ theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Đây là thủ tục không mang tính bắt buộc khi các bên giải quyết tranh chấp

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Theo như căn cứ trên thì tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hàng chính

Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thẩm quyền giải quyết

4) Điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai.

Chủ thể khởi kiện

Chủ thể có quyền khởi kiện dân sự về đất đai là tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng đất bị xâm phạm.

Ngoài ra, cơ quan quản lý đất đai có quyền khởi kiện dân sự về đất đai với điều kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia trong lĩnh vực đất đai

Tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Tranh chấp đất đai trong lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền giải của tòa án là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất) hoặc là những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất. Các tranh chấp đất đai phổ biến là:

Tranh chấp đất đai trong lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án này là tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (tranh chấp quyền sử dụng đất) hoặc tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai phổ biến bao gồm:

  • Tranh chấp địa giới hành chính
  • Khiếu nại về đất đai và tài sản gắn liền với đất đai
  • ranh chấp ranh giới đất đai
  • Tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn
  • Tranh chấp thừa kế đất đai và tài sản gắn liền với đất đai
  • Tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn

Thời hiệu khởi kiện

Không áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất. Khi phát hiện quyền và nghĩa vụ của mình bị vi phạm thì các bên có quyền bất cứ lúc nào gửi đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh, thời điểm xảy ra tranh chấp. vi phạm đã được biết đến.

Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất: Theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể

5) Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Tùy thuộc vào nội dung của từng vụ án tranh chấp mà hồ sơ khởi kiện gồm các loại giấy tờ cơ bản sau đây:

  • Đơn khởi kiện quy định theo mẫu.
  • Biên bản hòa giải tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
  • Giấy tờ tùy thân CCCD/CMT
  • Sổ hộ khẩu
  • Các loại giấy tờ khác liên quan đến vụ việc.

6) Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận