Hiện nay, mô hình hộ kinh doanh được sử dụng phổ biến ở nước ta bởi đây là mô hình gọn nhẹ, dễ dàng chuyển đổi và đặc biệt thủ tục giấy tờ đăng ký khá dễ dàng. Mô hình hộ kinh doanh ta có thể bặt gặp ở bất cứ đâu. Ví dụ như: quán tạp hóa, tiệm cắt tóc, shop hoa, shop quần áo, quán ăn, nhà trẻ,….
1. Hộ kinh doanh có cần Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy không?
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì không phải tất cả hộ kinh doanh đều phải đăng ký giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy mà chỉ những hộ kinh doanh thỏa mãn điều kiện được quy định ở Phụ lục 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP về Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thì cần phải có Giấy chứng nhận này.
Tuy nhiên, trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi người dân. Vì vậy, dù có thuộc trường hợp cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy hay không thì mọi người đều phải có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc.
2. Quy định về điều kiện cấp phòng cháy chữa cháy đối với hội kinh doanh cá thể
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
3. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh cá thể:
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
+ Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
+ Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng
+ Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở (bản sao công chứng chứng thực)
+ Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
+ Các phương án chữa cháy của hộ kinh doanh
+ Quyết định của hộ kinh doanh cá thể về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở
+ Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
Chủ hộ kinh doanh cá thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo những tài liệu, giấy tờ đã cung cấp ở trên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền