GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ, KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG, CỤM CÔNG NGHIỆP

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ, KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG, CỤM CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm Giấy phép môi trường:

– Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: “Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

– Căn cứ vào Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bắt buộc phải có giấy phép môi trường không?

2.1: Đối tượng phải có giấy phép môi trường:

– Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định có 2 nhóm đối tượng bắt buộc phải có giấy phép môi trường như sau:

+ Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

+ Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

Vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

2.2: Thời điểm cấp giấy phép môi trường:

– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

+ Tức là kể từ ngày 01/01/2022 là ngày luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực đến ngày 30/12/2025 thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có giấy phép môi trường.

– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép này được tiếp tục sử dụng đến ngày giấy phép hết thời hạn hoặc trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực đối với giấy phép không xác định thời hạn.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có giấy phép môi trường:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không có giấy phép môi trường thì bị xử phạt dựa trên Căn cứ vào điểm c khoản 2, điểm c khoản 3,điểm c khoản 4 Điều 14  và khoản 2 Điều 6 NĐ 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như sau:

– Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp  thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường.

-Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp  thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 340.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường.

– Ngoài ra, các cơ sở trên có thể bị Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi không có giấy phép môi trường. Buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm không có giấy phép môi trường mà địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận