ĐƯA CON ĐI ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG CŨ KHÔNG?

ĐƯA CON ĐI ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHỒNG CŨ KHÔNG?

Câu hỏi của khách hàng (anh Chương): Tôi và cợ cũ đã tiến hành thủ tục ly hôn và đã có quyết định thuận tình ly hôn. Vợ chồng tôi có 01 con chung, bé hiện nay 06 tuổi, tòa án quyết đinh vợ tôi là người nuôi con. Nay vợ tôi có ý định đưa bé ra nước ngoài định cư nhưng tôi không đồng ý. Vậy cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật thì sau khi ly hôn, vợ tôi có được tự ý đưa con đi nước ngoài định cư không? Nếu muốn ngăn cản tôi cần phải làm gì trong trường hợp này? Pháp luật quy định ra sao trong trường hợp vợ tôi cố tình không cho tôi gặp con?

Phần giải đáp của Luật sư:

            Hiện nay, vấn đề này khá phổ biến trong xã hội. Ngày xưa, khi kinh tế nước ta còn khó khăn thì việc sau khi ly hôn vợ hoặc chồng đưa con cái ra nước ngoài không phổ biến. Tuy nhiên, với xu hướng cuộc sống ngày nay có rất nhiều người lựa chọn ra nước ngoài để sinh sống, làm việc và học tập. Dẫn đến có khá  nhiều trường hợp sau khi ly hôn bố hoặc mẹ được Tòa án quyết định là người trực tiếp nuôi con, đưa con ra nước ngoài cùng mình sinh sống.

– Vậy cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật thì sau khi ly hôn, vợ tôi có được tự ý đưa con đi nước ngoài định cư không?

            Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc đưa con đi định cư nước ngoài thì giải quyết như thế nào.

            Tuy nhiên, căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.” Vì vậy, người vợ cũ hoàn toàn có thể đưa con ra nước ngoài mà không cần đến sự đồng ý hay ủy quyền từ người chồng, Trên thực tế khi làm hồ sơ để đi nước ngoài hoặc khi đi quan hải quan cũng không bắt buộc phải có sự đồng ý của cả bố và mẹ mà chỉ cần bố hoặc mẹ đồng ý là có thể đưa con ra nước ngoài sinh sống.

– Nếu muốn ngăn cản tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?

            Trong trường hợp anh Chương muốn ngăn cản thì chỉ có con đường khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyển yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

            Anh Chương phải cung cấp các các chứng cứ, chứng minh việc đưa con ra nước ngoài gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi của con chung; chứng minh việc người vợ cũ ra nước ngoài có thể các điều kiện về nơi sinh sống, thu nhập, thời gian không đáp ứng để nuôi dạy người con chung. Đồng thời, trình bày việc đưa con chung ra nước ngoài gây ảnh hưởng đến việc thăm nom của anh Chương. Tùy tình hình thực tế để đưa ra các căn cứ phù hợp khi làm việc với Tòa án.

– Pháp luật quy định ra sao trong trường hợp vợ tôi cố tình không cho tôi gặp con?

Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc dùng để làm căn cứ khởi kiện giành lại quyền nuôi con.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận