Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm và các điều kiện pháp lý để Tòa án chấp thuận yêu cầu đơn phương ly hôn tại Việt Nam. Đặc biệt, nội dung đi sâu phân tích thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, xác định cơ quan có thẩm quyền chính, cùng với các quy tắc xác định Tòa án cụ thể giải quyết đơn phương ly hôn khi bị đơn là người nước ngoài hoặc không có nơi cư trú rõ ràng. Bài viết cũng tổng hợp các căn cứ pháp lý liên quan và liệt kê chi tiết các tài liệu cần thiết trong hồ sơ khởi kiện đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, cung cấp cái nhìn toàn diện về thủ tục pháp lý này.
1. Khái Niệm Đơn Phương Ly Hôn
Đơn phương ly hôn là yêu cầu của một trong hai bên vợ hoặc chồng trong quan hệ hôn nhân muốn chấm dứt hôn nhân với người còn lại mà không cần sự đồng ý của bên kia. Theo đó, tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của vợ/ chồng nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Hai bên không hoà giải thành tại Toà án.
– Có căn cứ vợ, chồng bạo lực gia đình/vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng nghiêm trọng khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
2. Yếu Tố Nước Ngoài Trong Đơn Phương Ly Hôn
Căn cứ theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh. Trong đó:
Đơn phương ly hôn: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết
Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn yêu cầu toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng.
3. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014;
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi 2014);
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
4. Hồ sơ đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Đơn khởi kiện xin ly hôn
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
- Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân của người khởi kiện
- Bản sao Hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người khởi kiện
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người bị kiện (người nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài)
- Giấy khai sinh của con chung (nếu có)
- Tài liệu, chứng cứ về tài sản chung (nếu có yêu cầu phân chia)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ ở nước ngoài (nếu có)
5. Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại:
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!