ĐĂNG KÍ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

ĐĂNG KÍ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

1. Khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Căn cứ tại khoản 8 điều 6 NĐ 17/2023/NĐ-CP quy định tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp

Bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật.

Căn cứ tại điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó quy định tác phẩm mỹ thật, mỹ thuật ứng dụng là hoại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Đăng kí bản quyền tác phẩm mỹ thuật không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đây là thủ tục cần thiết, là cơ sở để các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ hợp pháp và là căn cứ pháp lý quan trong trong trường hợp xảy ra tranh chấp về bản quyền.

2. Thời hạn và điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

+ Bảo hộ vô thời hạn đối với các quyền:

Đặt tên cho tác phẩm;

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Bảo hộ 75 năm đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

+ Bảo hộ 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm.

– Điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật

+ Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.
Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT hiện hành quy định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả. Không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

+ Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định
khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

3. Hồ sơ đăng kí bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên. Nội dung tờ khai phải thể hiện:

+ Đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả;

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm mỹ thuật được đãng kí: Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm; Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký. Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.

– Bản in tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả);

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả nhưng được thừa hưởng quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua thủ tục thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu.

Tất cả các tài liệu trên đều phải được thể hiện bằng tiếng Việt trừ bản sao tác phẩm. Trong trường hợp là tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.

4. Quy trình đăng kí bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Chuẩn bị các loại giấy tờ như mục 3.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Có hai cách để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

– Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả

– Nộp qua bưu điện: Gửi hồ sơ đến địa chỉ Cục Bản quyền tác giả

Bước 3: Theo dõi hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho chủ sở hữu quyền tác phẩm trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Nộp lệ phí

Lệ phí đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 200.000 đồng/tác phẩm.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận