1.Trước khi tặng quyền sử dụng đất cho con, cha mẹ cần biết gì theo quy định pháp luật ?
Căn cứ pháp lý : Điều 459 Bộ luật dân sự 2015
Tặng cho bất động sản
“ 1.Tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký , nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2.Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
- Về bản chất, nếu hợp đồng tặng cho bất động sản đã được công chứng, chứng thực và làm thủ tục chuyển đổi thì quyền sở hữu lúc này thuộc về người được tặng cho.
- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Do đó, kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì người tặng cho đã xác lập quyền sở hữu của mình đối với bất động sản được tặng cho. Trong trường hợp này, người tặng không có tư cách để đòi lại tài sản nói trên.
2. Các trường hợp ngoại lệ Cha mẹ có thể đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng:
2.1 Trường hợp tặng,cho có điều kiện:
Nếu rơi vào các trường hợp được căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau :
“2.Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện
3.Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
- Đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện :
Nếu như bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Do đó nếu khi tặng cho cha mẹ có thực hiện hợp đồng tặng cho có điều kiện con cái phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ. Nhưng sau khi chuyển giao tài sản mà không thực hiện theo những điều kiện đã nêu trong hợp đồng có hành vi ngược đãi không phụng dưỡng cha mẹ thì cha mẹ được quyền đòi lại tài sản và yêu cầu người con phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản đó.
2.2 Trường hợp Hợp đồng vô hiệu- khi giao dịch không đủ điều kiện pháp lý:
Có thể được hoàn trả lại mảnh đất nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy Định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015:
“ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự như sau :
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Vì vậy, nếu chứng minh được hợp đồng tặng cho không đáp ứng đủ 1 trong các điều kiện trên, thì hợp đồng này vô hiệu, khi đó tài sản sẽ được hoàn trả lại.
3. Tổng đài tư vấn pháp luật
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!