1. Quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng:
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2024 quy định Doanh nghiệp có quyền “ lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh các kĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng, còn các doanh nghiệp khác không trực tiếp hoạt động kinh doanh lĩnh vực này thì cũng có thể sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể thực hiện các dạng dự án đầu tư như: dự án nhà ở, khách, khu du lịch, các công trình phục vụ như cầu của con người,.. hoặc dưới dạng mua bán cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp khác, đầu tư chứng khoản. Tùy vào nguồn tài chính và lĩnh vực mà mỗi công ty sẽ chọn cho mình một hình thức đầu tư phù hợp.
2. Xây dựng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định khá đầy đủ về việc đầu tư và xây dựng của các doanh nghiệp. Việc của các Doanh nghiệp là tuân theo quy định của pháp luật và xây dựng ta quy chế cho riêng công ty mình phù hợp với pháp luật, tình hình tài chính và định hướng pháp triển của công ty.
Thông thường, các chủ doanh nghiệp thường không quan tâm hoặc ban hành quy chế sơ sài, chưa thực sự thấu đáo các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng cho doanh nghiệp của mình.
Vậy, đặt ra câu hỏi có thực sự cần thiết việc soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng không? Câu trả lời tất nhiên là có và nó vô cùng quan trọng đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Các nội dung cần có trong khi xây dựng quy chế này gồm: Thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư; hình thức đầu tư; số vốn đầu tư; thời hạn đầu tư; hoạt động quản lý và giám sát đầu tư.
Các doanh nghiệp có thể tự mình soạn thảo, ban hành ra Quy chế này hoặc có thể nhờ các đội ngũ luật sư uy tín để thực hiện đánh giá, soạn thảo ra Quy chế này.
3. Vai trò quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:
Đảm bảo việc đầu tư và xây dựng của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định pháp luật, đúng với chủ trương của công ty. Mang lại hệ thống nhất trong việc quản lý của doanh nghiệp.
Giám sát quá trình từ lúc lên kế hoạch đến khâu cuối cùng là hoàn thành việc đầu tư xây dựng.
Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động đầu tư và xây dựng cho doanh nghiệp. Hạn chế tối đa việc làm kh đúng với quy định dẫn đến sự thất thoát tài chính cho công ty.
Quy chế này còn phục vụ cho công tác đào tạo người lao động khi vừa gia nhận công ty, có thể nằm bắt được phương thức hoạt động của công ty.