Tác giả: Lý Thanh Sang
Cập nhật: 07/01/2025

Nội dung

Bài viết này tập trung phân tích cơ cấu mới của ngành tòa án tại Việt Nam sau sự kiện sáp nhập tỉnh thành bắt đầu từ ngày 01/07/2025, theo Nghị quyết 202/2025/QH15 của Quốc hội nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong hệ thống tòa án nhân dân (TAND), bao gồm việc tinh gọn bộ máy, danh sách các tòa án mới được thành lập, cũng như các thách thức và giải pháp trong quá trình tái cơ cấu. Bài viết không chỉ cập nhật thông tin mới nhất từ các nguồn chính phủ mà còn đánh giá tác động của việc sáp nhập đến hoạt động tư pháp, từ đó đưa ra triển vọng cho sự phát triển của ngành tòa án trong tương lai.

1. Giới Thiệu Chung Về Sáp Nhập Tỉnh Thành và Tác Động Đến Ngành Tòa Án

Ngày 01/07/2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cải cách hành chính tại Việt Nam với việc triển khai Nghị quyết 202/2025/QH15, giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống còn 34 tỉnh thành. Sự kiện này không chỉ thay đổi bản đồ hành chính mà còn kéo theo những điều chỉnh sâu rộng trong hệ thống cơ quan nhà nước, bao gồm ngành tòa án. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc sáp nhập tỉnh thành là “bước đi lịch sử”, nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả. Ngành tòa án, với vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp, cũng chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình tái cơ cấu này.

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh thành là giảm chi phí hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực. Đối với ngành tòa án, việc tái cấu trúc không chỉ đơn thuần là thay đổi số lượng đơn vị tòa án mà còn liên quan đến việc điều chỉnh thẩm quyền, quy mô và phương thức hoạt động. 

Cơ Cấu Mới Của Ngành Tòa Án Sau Sáp Nhập Tỉnh Thành từ 01/07/2025

34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

2. Cơ Cấu Tổ Chức Ngành Tòa Án Trước Sáp Nhập

Trước ngày 01/07/2025, hệ thống Tòa án Nhân dân Việt Nam được tổ chức theo mô hình ba cấp xét xử, bao gồm:

  • Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC): Là cơ quan xét xử cao nhất, chịu trách nhiệm giám đốc xét xử và đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trên toàn quốc.
  • Tòa án Nhân dân Cấp cao (tòa thượng thẩm): có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
  • Tòa án Nhân dân cấp tỉnh: Gồm 63 TAND cấp tỉnh, tương ứng với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sáp nhập.
  • Tòa án Nhân dân cấp huyện: Hoạt động tại các quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm các Tòa án Quân sự và các đơn vị hỗ trợ như Viện Kiểm sát Nhân dân, được tổ chức song song để đảm bảo hoạt động tư pháp hiệu quả. Theo Luật Việt Nam, trước sáp nhập, các TAND cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án nghiêm trọng, trong khi TAND cấp huyện chủ yếu xử lý các vụ việc dân sự, hình sự và hành chính ở phạm vi địa phương.

Cơ cấu này, dù đã vận hành hiệu quả trong nhiều năm, nhưng phải đối mặt với một số thách thức như sự chồng chéo về thẩm quyền, phân bổ nguồn lực không đồng đều giữa các địa phương, và áp lực về khối lượng công việc tại một số tòa án lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc sáp nhập tỉnh thành đã tạo cơ hội để khắc phục những vấn đề này thông qua việc tinh gọn bộ máy.

3. Thay Đổi Cơ Cấu Tòa Án Sau Sáp Nhập Tỉnh Thành

Từ ngày 01/07, cả nước sẽ có 34 TAND cấp tỉnh mới (bao gồm 19 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp), đồng thời thành lập 355 TAND khu vực.

Theo mô hình mới, hệ thống toà án chuyển từ 4 cấp hiện hành (TAND Tối cao, TAND Cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện) sang 3 cấp, gồm: TAND Tối cao, TAND cấp tỉnh và TAND khu vực – thay thế cho TAND cấp huyện hiện nay và bỏ TAND cấp cao.

Riêng TP HCM, sau khi sáp nhập TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TAND tỉnh Bình Dương sẽ có 19 TAND khu vực được thành lập.

19 TAND khu vực sẽ hoạt động theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn và chịu sự quản lý của TAND cấp tỉnh là TAND TP HCM. Các TAND khu vực sẽ đảm nhận thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, hôn nhân gia đình – vị thành niên, phá sản, sở hữu trí tuệ… tùy theo sự phân công của TAND Tối cao.

Cũng theo quy định mới, TAND TP HCM không chỉ đảm nhiệm việc xét xử các vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn mà còn được giao thêm thẩm quyền đặc biệt là giải quyết yêu cầu hủy, công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại trong phạm vi 9 địa phương, gồm: TP HCM, TP Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lâm Đồng, An Giang và Cà Mau.

Với thẩm quyền này, TAND TP HCM trở thành một trong ba đơn vị trên cả nước có chức năng tư pháp trọng tài cấp cao. Luật mới tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TAND khu vực, bao gồm các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và các vụ việc khác đang do TAND cấp huyện giải quyết.

19 TAND khu vực tại TP HCM

Các TAND khu vực cụ thể tại TP HCM:

  • TAND khu vực 1 gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã: Sài Gòn, Tân Định, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Bàn Cờ, Xuân Hòa, Nhiêu Lộc, Xóm Chiếu, Khánh Hội, Vĩnh Hội.
  • TAND khu vực 2 gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã: Hiệp Bình, Thủ Đức, Tam Bình, Linh Xuân, Tăng Nhơn Phú, Long Bình, Long Phước, Long Trường, Cát Lái, Bình Trưng, Phước Long, An Khánh.
  • TAND khu vực 3 gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã: Chợ Quán, An Đông, Chợ Lớn, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Phú, Phú Lâm, Minh Phụng, Bình Thới, Hòa Bình, Phú Thọ.
  • TAND khu vực 4 gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã: Diên Hồng, Vườn Lài, Hòa Hưng, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhất, Tân Hòa, Bảy Hiền, Tân Bình, Tân Sơn.
  • TAND khu vực 5 gồm 8 đơn vị hành chính cấp xã: Gia Định, Bình Thạnh, Bình Lợi Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới, Đức Nhuận, Cầu Kiệu, Phú Nhuận.
  • TAND khu vực 6 gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã: Tân Thuận, Phú Thuận, Tân Mỹ, Tân Hưng, Bình Khánh, An Thới Đông, Cần Giờ, Nhà Bè, Hiệp Phước, Thạnh An.
  • TAND khu vực 7 gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã: Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông, Hạnh Thông, An Nhơn, Gò Vấp, An Hội Đông, Thông Tây Hội, An Hội Tây.
  • TAND khu vực 8 gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã: Củ Chi, Tân An Hội, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Bình Mỹ, Đông Thạnh, Hóc Môn, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm.
  • TAND khu vực 9 gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã: An Lạc, Tân Tạo, Bình Tân, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa, Tây Thạnh, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Phú Thạnh.
  • TAND khu vực 10 gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã: Chánh Hưng, Phú Định, Bình Đông, Vĩnh Lộc, Tân Vĩnh Lộc, Bình Lợi, Tân Nhựt, Bình Chánh, Hưng Long, Bình Hưng.
  • TAND khu vực 11 gồm 6 đơn vị hành chính cấp xã: Vũng Tàu, Tam Thắng, Rạch Dừa, Phước Thắng, Côn Đảo, Long Sơn.
  • TAND khu vực 12 gồm 6 đơn vị hành chính cấp xã: Bà Rịa, Long Hương, Phú Mỹ, Tam Long, Tân Thành, Tân Phước, Tân Hải, Châu Pha.
  • TAND khu vực 13 gồm 4 đơn vị hành chính cấp xã: Phước Hải, Long Hải, Đất Đỏ, Long Điền.
  • TAND khu vực 14 gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã: Ngãi Giao, Bình Giã, Kim Long, Châu Đức, Xuân Sơn, Nghĩa Thành, Hồ Tràm, Xuyên Mộc, Hòa Hội, Bàu Lâm, Hòa Hiệp, Bình Châu.
  • TAND khu vực 15 gồm 4 đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP.HCM, gồm: Bình Dương, Chánh Hiệp, Thủ Dầu Một, Phú Lợi.
  • TAND khu vực 16 gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP.HCM, gồm: Đông Hòa, Dĩ An, Thuận An, Thuận Giao, Bình Hòa, Lái Thiêu, An Phú.
  • TAND khu vực 17 gồm 8 đơn vị hành chính cấp xã: Tân Đông Hiệp, Vĩnh Tân, Bình Cơ, Tân Uyên, Tân Hiệp, Tân Khánh, Bắc Tân Uyên, Thường Tân.
  • TAND khu vực 18 gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP.HCM, gồm: Hòa Lợi, Phú An, Tây Nam, Chánh Phú Hòa, Minh Thạnh, Long Hòa, Dầu Tiếng, Thanh An, Thới Hòa.
  • TAND khu vực 19 gồm 8 đơn vị hành chính cấp xã: Long Nguyên, Bến Cát, An Long, Phước Thành, Phước Hòa, Phú Giáo, Trừ Văn Thố, Bàu Bàng.

⬇️TẢI XUỐNG DANH SÁCH TÒA ÁN 

Bổ sung quy định về Tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế, giao Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến áp dụng thông luật tại Tòa án chuyên biệt. 

Ngoài ra, số lượng thành viên Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao từ 23 đến 27 người (hiện là 13-17 người). Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán TAND Tối cao cũng được quy định theo hướng “mở rộng nguồn”.

Cơ Cấu Mới Của Ngành Tòa Án Sau Sáp Nhập Tỉnh Thành từ 01/07/2025

Cơ cấu tòa án sau sáp nhập tỉnh thành

4. Danh Sách Các Tòa Án Nhân Dân Cấp Tỉnh và Thành Phố Mới

Thành lập TAND cấp tỉnh, TAND khu vực

Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 thành lập TAND cấp tỉnh, TAND khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp tỉnh, TAND khu vực.

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị Thành lập TAND cấp tỉnh. Cụ thể: Thành lập TAND tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Tuyên Quang và TAND tỉnh Hà Giang.
  • Thành lập TAND tỉnh Lào Cai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Lào Cai và TAND tỉnh Yên Bái.
  • Thành lập TAND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Thái Nguyên và TAND tỉnh Bắc Kạn.
  • Thành lập TAND tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Phú Thọ, TAND tỉnh Hòa Bình và TAND tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thành lập TAND tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Bắc Ninh và TAND tỉnh Bắc Giang.
  • Thành lập TAND tỉnh Hưng Yên trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Hưng Yên và TAND tỉnh Thái Bình.
  • Thành lập TAND thành phố Hải Phòng trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Hải Phòng và TAND tỉnh Hải Dương.
  • Thành lập TAND tỉnh Ninh Bình trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Ninh Bình, TAND tỉnh Hà Nam và TAND tỉnh Nam Định.
  • Thành lập TAND tỉnh Quảng Trị trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Quảng Trị và TAND tỉnh Quảng Bình.
  • Thành lập TAND thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Đà Nẵng và TAND tỉnh Quảng Nam.
  • Thành lập TAND tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Quảng Ngãi và TAND tỉnh Kon Tum.
  • Thành lập TAND tỉnh Gia Lai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Gia Lai và TAND tỉnh Bình Định.
  • Thành lập TAND tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Khánh Hòa và TAND tỉnh Ninh Thuận.
  • Thành lập TAND tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Lâm Đồng, TAND tỉnh Đắk Nông và TAND tỉnh Bình Thuận.
  • Thành lập TAND tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đắk Lắk và TAND tỉnh Phú Yên.
  • Thành lập TAND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất TAND Thành phố Hồ Chí Minh, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TAND tỉnh Bình Dương.
  • Thành lập TAND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đồng Nai và TAND tỉnh Bình Phước.
  • Thành lập TAND tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Tây Ninh và TAND tỉnh Long An.
  • Thành lập TAND thành phố Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất TAND thành phố Cần Thơ, TAND tỉnh Hậu Giang và TAND tỉnh Sóc Trăng.
  • Thành lập TAND tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Vĩnh Long, TAND tỉnh Bến Tre và TAND tỉnh Trà Vinh.
  • Thành lập TAND tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Đồng Tháp và TAND tỉnh Tiền Giang.
  • Thành lập TAND tỉnh Cà Mau trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh Cà Mau và TAND tỉnh Bạc Liêu.
  • Thành lập TAND tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất TAND tỉnh An Giang và TAND tỉnh Kiên Giang.

Sau khi hợp nhất, thành lập, trong hệ thống tổ chức của TAND có 34 TAND cấp tỉnh, trong đó có 19 TAND tỉnh và 04 TAND thành phố được thành lập theo quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này và 11 TAND cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp, gồm TAND các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và TAND các thành phố: Hà Nội, Huế.

Các TAND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức TAND, các luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các TAND cấp tỉnh quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các TAND được hợp nhất theo quy định của pháp luật.

Về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp tỉnh đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, các TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc bao gồm: TAND thành phố Hà Nội; TAND thành phố Đà Nẵng; TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các TAND cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc được quy định như sau:

  • TAND thành phố Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 18 tỉnh, thành phố, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Tuyên Quang; 
  • TAND TP. Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 07 tỉnh, thành phố, bao gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế; các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi và Quảng Trị;
  • TAND TP. Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 09 tỉnh, thành phố, bao gồm: thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh: An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Về thành lập TAND khu vực: Thành lập 355 TAND khu vực tại 34 tỉnh, thành phố; số lượng và tên gọi cụ thể của các TAND khu vực tại từng tỉnh, thành phố được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Các TAND khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức TAND, các luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan; kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các TAND cấp huyện theo quy định của pháp luật với phạm vi được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của 355 TAND khu vực được xác định tương ứng với phạm vi địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này…

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Cơ Cấu Mới Của Ngành Tòa Án Sau Sáp Nhập Tỉnh Thành từ 01/07/2025

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x