Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Đây được xem như một trong những cách thức giúp nâng cao giá trị kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. 

Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sử dụng đối với tài sản đó. 

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp gồm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 

2. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 

Theo khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ: 

“Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.”

Khi chuyển nhượng, bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền của mình đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, bên nhận chuyển giao sẽ được xác lập lập quyền này. 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

Các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng sáng chế
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hình thức hợp đồng: hợp đồng được lập bằng văn bản gồm các nội dung theo quy định Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng phải ghi tên và địa chỉ của các bên; giá chuyển nhượng, căn cứ chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ của các bên. 

Mặc dù chủ sở hữu có quyền chuyển giao, tuy nhiên quyền năng này sẽ bị hạn chế trọng một số trường hợp quy định Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ: 

“1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng, bởi lẽ chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước Việt Nam, Nhà nước chỉ trao quyền cho cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương và đưa sản phẩm ra thị trường. 

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật này.”

3. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:  

Theo khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ: 

“Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.”

Theo đó, sau khi chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn là chủ sở hữu đối với đối đối tượng sở hữu công nghiệp, bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. 

 Các dạng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Hợp đồng được lập thành văn bản và có 3 dạng: hợp đồng độc quyền; hợp đồng không độc quyền và hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp. 

– Hợp đồng độc quyền: là hợp đồng ký với bên được chuyển quyền về thời hạn và phạm vi chuyển giao. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực thì chỉ duy nhất bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng với bất kỳ bên nào khác. Việc sử dụng đối tượng này phải có sự đồng ý của bên được chuyển quyền.

– Hợp đồng không độc quyền: trong thời hạn và phạm vi chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền  vẫn có các quyền: quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: là hợp đồng mà bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có một số hạn chế sau: 

Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại: Quyền sử dụng không được chuyển giao.

Nhãn hiệu tập thể: Quyền sử dụng chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.

Việc ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba: Bên được chuyển quyền chỉ được phép ký kết khi bên chuyển quyền cho phép.

Đối với nhãn hiệu: Bên được chuyển quyền sử dụng phải chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Đối với sáng chế: Bên được chuyển quyền sử dụng theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ. 

4. Dịch vụ tư vấn pháp lý

Tổng đài tư vấn Hãng luật BigBoss Law.

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình,…. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận