
Những ngày qua, cư dân mạng đang xôn xao về những thông tin được đăng tải trên trang fanpage chính thức J97 Entertainment về những lùm xùm liên quan đến những thông tin được đăng tải trước đây của Thiên An – mẹ bé Trần Nguyễn Yên Đan, tên gọi khác là Sol.
Theo đó, phía Jack đã lên tiếng làm rõ mối quan hệ với Thiên An và cho biết đang tiến hành tố cáo cô ra cơ quan Công an do cô đã có những bài đăng sai sự thật. Tuy nhiên, thứ người ra quan tâm hơn hết là thông tin Jack đã nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để xác định mối quan hệ cho con với bé Sol.
Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành quy định như thế nào với những trường hợp này. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ở bài viết này. Đồng thời, bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp những thông tin pháp lý và giúp cho người độc nắm bắt, hiểu thêm về các quy định hiện hành. Không nhằm công kích hay chỉ đích danh bất cứ cá nhân nào.
1. Xác định quan hệ cha con:
Tòa án và cơ quan đăng ký hộ tích là hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ cho con và ngược lại. Cụ thể, căn cứ tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định:
“…Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”
Điều này có nghĩa, nếu một đứa trẻ không có tên người cha trong giấy khai sinh, thường do cha mẹ chưa đăng ký kết hôn hoặc vì lý do cá nhân nào đó, thì người cha muốn được pháp luật công nhận mình là cha ruột của đứa trẻ cần thực hiện thủ tục xác định quan hệ cha, con. Đây là thủ tục bắt buộc để từ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha và con được thiết lập.
2. Thay đổi thông tin hộ tích cho con:
Trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp khi xác định mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Sau đó được Tòa án phán quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì tiếp theo phải thực hiện thủ tục thêm tên của người cha vào giấy khai sinh cho con hoặc đổi họ cho con theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015 quy định hướng dẫn Luật Hộ tịch.
Mặc dù, khi tòa án ra phán quyết xác định quan hệ cha, mẹ và con, thì các quyền và nghĩa vụ pháp lý sẽ phát sinh, bao gồm nghĩa vụ nuôi dưỡng, quyền thừa kế, quyền thay đổi họ tên và các quyền nhân thân khác theo Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự.
3. Chưa đăng ký kết hôn có giành quyền nuôi con được không?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì cha, mẹ đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình dù có đăng ký kết hôn hay không.
Vì vậy, khi chưa đăng ký kết hôn nhưng cha hoặc mẹ đã được công nhận và xác định có mối quan hệ cha/mẹ và con thì đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau để nuôi con. Cha/mẹ chưa đăng ký kết hôn mà tranh chấp nuôi con thì được giải quyết như tranh chấp ssau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Một số điều kiện cần đáp ứng để tranh giành quyền nuôi con có thể kể đến như:
- Khả năng chăm sóc con:
– Điều kiện vật chất: Chứng minh rằng mình có khả năng tài chính để đảm bảo cho con có cuộc sống đầy đủ, an toàn và ổn định.
– Điều kiện tinh thần: Chứng minh rằng mình có đủ thời gian, tình yêu thương và sự quan tâm để chăm sóc con.
– Môi trường sống: Chứng minh rằng môi trường sống của mình an toàn, lành mạnh và phù hợp cho sự phát triển của con.
- Mối quan hệ với con:
– Chứng minh rằng bạn có mối quan hệ gắn bó, yêu thương với con.
– Chứng minh rằng con có tình cảm và mong muốn được sống với bạn.
- Khả năng nuôi dạy con:
– Chứng minh rằng mình có kiến thức và kỹ năng để nuôi dạy con.
– Chứng minh rằng mình có khả năng giáo dục con về đạo đức, học tập và các kỹ năng sống.
- Những yếu tố khác:
– Sức khỏe: Chứng minh rằng mình có sức khỏe tốt để chăm sóc con.
– Nghề nghiệp: Chứng minh rằng công việc của mình không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con.
– Ý kiến của con: Nếu con đủ 7 tuổi trở lên, tòa án sẽ xem xét ý kiến của con về việc muốn sống với ai.
Cuối cùng, chúng tôi tin rằng: Luật pháp nghiêm minh và luật pháp phải làm cho “tốt đời đẹp đạo”!