BÊN VAY KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CHO BÊN CHO VAY THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

BÊN VAY KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CHO BÊN CHO VAY THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định tài sản là các đồ vật, tiền bạc, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. Do đó, việc vay tiền cũng được coi là một hình thức vay tài sản.

2. Bên vay không có khả năng trả nợ thì bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành , bên vay phải nghĩa vụ trả đủ tiền cho bên cho vay. Theo đó, khi đến hạn mà không trả hoặc trả nhưng không đầy đủ thì xử lý như sau:

– Vay không có lãi: Người vay phải trả lãi tương ứng với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả trừ thoả thuận khác.

– Vay có lãi: Trả lãi bằng 150% lãi suất cho vay theo hợp đồng tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Nếu các bên có thoả thuận khác về việc trả lãi khi quá hạn không trả hoặc không trả đủ khi đến hạn thì thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp hoặc tài sản cầm cố, và không có khả năng trả nợ, bên cho vay gần như không có cơ hội thu hồi lại tài sản.

Khi đó, bên cho vay phải khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ ra phán quyết xác định số tiền nợ và thời hạn trả nợ.

Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận về phương thức trả nợ dựa trên phán quyết (tự nguyện thi hành). Nếu bên vay tiền không tuân thủ tự nguyện thi hành phán quyết, bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế thi hành phán quyết.

3. Trốn nợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao lâu?

Việc vay nợ chỉ trở thành vấn đề hình sự trong các trường hợp sau đây:

– Cơ quan công an có đủ tài liệu và chứng cứ chứng minh rằng người vay tiền không có ý định vay mượn thực sự, mà chỉ lợi dụng sự gian dối để chiếm đoạt tài sản. Hành vi gian dối này bao gồm cung cấp thông tin và tài liệu không chính xác hoặc không thật sự để làm cho nạn nhân hiểu lầm và giao tài sản, sau đó không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt). Trong trường hợp này, người chiếm đoạt sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015).

– Vay, mượn hoặc thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác thông qua các hợp đồng, sau đó sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc không trả lại tài sản mặc dù có điều kiện và khả năng để trả. Trong trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015).

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận