Nâng Cao Hiệu Quả Phòng, Chống Thông Tin Xấu, Độc Trong Bối Cảnh Đại Hội Đảng, Công tác phòng, chống thông tin xấu, độc không chỉ là trách nhiệm riêng của các lực lượng chức năng, mà đòi hỏi sự tham gia đồng bộ, bền bỉ và sâu rộng của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Đây là yếu tố then chốt để giữ vững trận địa tư tưởng và đảm bảo thành công cho công tác nhân sự tại Đại hội Đảng các cấp.
1. Thông cáo về An ninh Thông tin trong công tác chuẩn bị đại hội đảng
Công an Thành phố Hà Nội nhận định, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang tập trung triển khai công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, công tác nhân sự đóng vai trò trọng tâm và mang tính chất then chốt. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch, phản động, và phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để phát tán thông tin xấu, độc. Hành vi này nhằm mục đích gây nhiễu loạn, chia rẽ nội bộ, và làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội và một số trang tin không chính thống đã xuất hiện nhiều nội dung xuyên tạc, bịa đặt liên quan đến lý lịch, tài sản, và đời tư của các cán bộ thuộc diện quy hoạch hoặc đề cử. Các thông tin này thường được lồng ghép với một phần sự thật, sử dụng ngôn từ “giật gân” nhằm tạo hiệu ứng lan truyền cho mục đích riêng của cá nhân, tổ chức đó; Gây rối loạn thông tin, hoan mang cho người dân và đe dọa sự ổn định chính trị.
2. Các hình phạt có thể bị xử lý về việc “Lan truyền thông tin sai sự thật”
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi phát tán thông tin sai sự thật có thể bị xử phạt đến 10 triệu đồng với cá nhân, 20 triệu đồng với tổ chức; các trang tin điện tử, mạng xã hội vi phạm có thể bị phạt từ 20-70 triệu đồng tùy mức độ vi phạm. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Người dân được khuyến cáo nên theo dõi thông tin từ các nguồn chính thống, không chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật trên mạng xã hội tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố. Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Người đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Bộ luật Hình sự 2015, đối với tội làm nhục người khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đối với tội vu khống người khác thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định pháp luật.
Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì điện thoại sẽ là vật chứng. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
3. Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại:
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!