1. Cơ sở và lộ trình thực hiện đến ngày 01/7/2026
Theo chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng yêu cầu Hà Nội tập trung chỉ đạo, triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm với lộ trình cụ thể.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngoài việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên, tập trung chỉ đạo, triển khai ngay một số giải pháp trọng tâm với lộ trình cụ thể như sau:
a) Về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông đô thị:
– Lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp (trong Quý III/2025) và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng phát thải thấp.
– Cân đối, bố trí ngân sách địa phương, huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội hóa và có lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2030 để tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ rộng trên các tuyến, kết nối địa bàn trọng điểm, hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện sử dụng năng lượng sạch, ưu tiên sử dụng xe buýt điện, tàu điện. Triển khai thực hiện Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội.
– Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, doanh nghiệp phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện sử dụng năng lượng sạch trong thực hiện chuyển đổi xanh; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoặc sử dụng phương tiện công cộng (Ban hành trước ngày 30/9/2025).
– Nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng, giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực trung tâm đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Xây dựng lộ trình cụ thể từ Quý III/2025 và điều chỉnh hằng năm).
– Thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 01 tháng 7 năm 2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.
2. Tác động, phản hồi xã hội và giải pháp hỗ trợ
Về mặt pháp lý, những khó khăn nêu trên cũng đã được phần nào dự liệu trong Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội, khi đặt ra yêu cầu “triển khai lộ trình hạn chế xe máy phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và năng lực vận tải hành khách công cộng”. Đồng thời, Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 04/8/2021 của UBND TP. Hà Nội về kiểm soát khí thải xe máy cũ cũng thừa nhận rằng việc thay đổi phương tiện cần đi kèm chính sách hỗ trợ và lộ trình hợp lý, không gây xáo trộn đời sống người dân. Đây là căn cứ quan trọng để chính quyền thành phố đánh giá lại năng lực triển khai, từ đó có điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra mà vẫn đảm bảo tính khả thi và đồng thuận xã hội.
3. Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!