1. Trốn thuế là gì ?
Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.
Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi được xem là trốn thuế như sau:
– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
– Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
2. Có cần phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền thuế hay không?
Căn cứ theo mục 1 công văn 2109/TCT-PC do Tổng cục Thuế ban hành:
– Căn cứ điểm b, điểm c khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;
– Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế chậm nộp tờ khai trên 90 ngày, có phát sinh số tiền thuế phải nộp, chưa nộp NSNN (không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ; chưa quá thời hiệu xử phạt) thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo khoản 2 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước, không bị tính tiền chậm nộp.
Như vậy trường hợp doanh nghiệp bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế thì không bị tính tiền chậm nộp.
3. Tổng đài tư vấn pháp luật
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!