Tác giả: Phương Linh
Cập nhật: 07/16/2025

Nội dung

So sánh điều kiện sản xuất cây giống theo từng nhóm giống cây trồng chủ lực

1. Giới thiệu về các nhóm cây trồng chủ lực tại Việt Nam

Hiện tại, các nhóm cây trồng chủ lực tại Việt Nam được chia thành các nhóm cây giống cụ thể như sau:

  • Các nhóm cây lương thực (lúa, ngô)
  • Các nhóm cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa)
  • Các nhóm cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, chuối, thanh long, nhãn, mít, sầu riêng, vải, chanh leo, bơ, na…) với 14 loại chủ lực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển đến năm 2030

Mỗi loại giống cây trồng đều giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và góp phần thúc đẩy kinh tế quốc dân.

2. Điều kiện chung sản xuất các nhóm cây giống

Theo quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt 2018 được quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng:

“  Điều 8. Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và một số quy định chi tiết sau đây:

  1. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.”

Bên cạnh các điều kiện cụ thể đối với từng nhóm cây trồng, thì các yếu tố về nhân lực, quản lý kỹ thuật và quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định giống nhìn chung đều mang tính chất đồng bộ và thống nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất giống.

Điều kiện về nhân lực và quản lý kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong quá trình sản xuất cây giống. Mỗi nhóm cây trồng chủ lực đều đòi hỏi đội ngũ kỹ sư nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu và am hiểu đặc tính sinh học, quy trình nhân giống của từng loại cây. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý sản xuất giống chặt chẽ, từ khâu chọn nguồn giống, gieo ươm, chăm sóc, đến kiểm nghiệm và phân phối giống. Toàn bộ quá trình phải được ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký sản xuất để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng giống. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao trong các kỹ thuật như ghép, chiết, cấy mô, chăm sóc vườn ươm, nhằm đảm bảo cây giống đạt tiêu chuẩn trước khi xuất bán hoặc trồng đại trà.

Điều kiện về quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định giống là yếu tố bắt buộc trong quá trình sản xuất giống cây trồng nhằm đảm bảo chất lượng và tính ổn định của giống trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Theo quy định tại Thông tư 17/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hoạt động sản xuất giống phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước kiểm nghiệm giống, kiểm định chất lượng và kiểm tra đồng ruộng. Chỉ những giống đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận chính thức mới được phép nhân giống và lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, mỗi loại giống phải đạt yêu cầu kiểm định cụ thể như độ thuần di truyền, tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trưởng phát triển và không mang mầm bệnh. Việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn này không chỉ đảm bảo hiệu quả canh tác mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp.

3. So sánh các điều kiện sản xuất cây giống theo từng nhóm 

 

Tiêu chí

Nhóm cây lương thực

Nhóm cây công nghiệp

Nhóm cây ăn quả

Giống và nguồn giống

– Giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện địa phương, và có khả năng kháng sâu bệnh tốt

– Nguồn giống: được cung cấp từ các cơ sở sản xuất giống uy tín, có đăng ký kinh doanh, được nhà nước công nhận

– Giống: Yêu cầu sử dụng giống đạt chuẩn về các tiêu chí như hàm lượng tinh dầu, chất béo,… và phù hợp với điều kiện vùng trồng

– Nguồn giống: giống nhóm cây lương thực

– Giống: yêu cầu các đặc tính quan trọng như năng suất, chất lượng quả (kích thước, màu sắc, hương vị, độ ngọt, độ chua…), thời gian thu hoạch, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất…)

– Nguồn giống: giống nhóm cây lương thực

Kỹ thuật sản xuất giống

Áp dụng quy trình sản xuất giống 3 cấp (siêu nguyên chủng → nguyên chủng → xác nhận). Cần đồng ruộng cách ly, làm đất đúng kỹ thuật, thời vụ chuẩn, kiểm soát sâu bệnh chặt chẽ.

Kỹ thuật nhân giống thường là ghép, giâm cành hoặc nuôi cấy mô. Quy trình đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ từ chọn cây mẹ đến chăm sóc vườn ươm.

Kỹ thuật chủ yếu là ghép (ghép mắt, ghép cành). Cần có kỹ thuật viên lành nghề, quy trình kiểm tra cây mẹ và hậu kiểm cây con.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cần có nhà kho bảo quản hạt giống, thiết bị làm đất, phun thuốc, máy sấy giống.

Vườn ươm hiện đại, nhà lưới, hệ thống tưới tự động, dụng cụ ghép, khay ươm chuyên dụng.

Vườn cây mẹ được chăm sóc đặc biệt, dụng cụ ghép chuyên biệt, giá thể sạch, nhà ươm cây con có mái che.

Môi trường và khí hậu phù hợp

Phụ thuộc vào mùa vụ, cần đất phù sa, giữ nước tốt, khí hậu nhiệt đới ẩm.

Cần vùng đất đặc thù (cà phê, hồ tiêu cần đất đỏ bazan, cao su cần độ ẩm cao, mưa đều).

Tùy loại cây mà cần khí hậu cận nhiệt (sầu riêng, măng cụt) hoặc nhiệt đới (chuối, xoài); đất tơi xốp, thoát nước tốt.

4. Quy định về công nhận và lưu hành giống cây trồng theo từng nhóm cây

a) Hồ sơ, thủ tục cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng chính (Danh mục loài cây trồng chính hiện nay theo Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 gồm lúa, ngô, cà phê, cam, bưởi, chuối) thực hiện theo khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng

  1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.

c) Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.

d) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.

đ) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”

“4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:

a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành.”

b) Hồ sơ, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng thực hiện theo Điều 6 Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng

  1. Hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng:

a) Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.

c) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh giống cây trồng sau khi thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.”

5. Tổng đài tư vấn pháp lý

Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x