Tác giả: Phương Linh
Cập nhật: 07/02/2025

Nội dung

Bỏ rơi con dẫn đến tử vong bị truy cứu ra sao?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016, hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em là những hành vi bị nghiêm cấm. 

1. Điều kiện cấu thành tội danh

a) Đối tượng áp dụng

  • Chủ thể của tội danh là người mẹ có năng lực hành vi dân sự, sinh con ra và chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
  • Đối tượng tác động là đứa trẻ mới sinh ra còn sống, trong vòng 7 ngày tuổi kể từ khi sinh ra đến khi bị xâm hại.

b) Hành vi phạm tội

  • Người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ trong vòng 7 ngày tuổi.
  • Hành vi xuất phát từ trạng thái tinh thần không bình thường hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

c) Hậu quả dẫn đến tử vong

  • Hậu quả là đứa trẻ mới sinh bị chết do hành vi giết hoặc vứt bỏ của người mẹ.
  • Nếu vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa trẻ không chết thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết

2. Mức phạt và hình thức truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em có quy định về mức xử phạt với hành vi cố ý bỏ rơi con

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”

Tuy nhiên trong trường hợp nếu đứa bé bị bỏ rơi đã chết thì người mẹ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội danh vứt bỏ con mới đẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

  1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên, người mẹ vẫn có thể bị xử lý hình sự về Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

  1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

3. Hậu quả pháp lý và trách nhiệm khác

Căn cứ vào các Điều 47 đến Điều 73 Luật trẻ em 2016, các biện pháp bảo vệ quyền lợi của trẻ được quy định như sau:

  • Cơ quan chức năng có trách nhiệm can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi của trẻ em bị bỏ rơi hoặc có nguy cơ bị bỏ rơi, bao gồm việc đưa trẻ vào các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc giao cho người thân thích hợp chăm sóc.
  • Các biện pháp bảo vệ còn bao gồm việc hỗ trợ, tư vấn, can thiệp đối với gia đình, người mẹ nhằm ngăn ngừa hành vi bỏ rơi con, đồng thời phối hợp với các tổ chức xã hội để chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
  • Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

Ngoài ra, pháp luật quy định xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm nhằm răn đe và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

4. Tổng đài tư vấn pháp lý

Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x