Sản xuất và kinh doanh giống cây trồng là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo năng suất, chất lượng và sự phát triển bền vững của ngành trồng trọt. Để đảm bảo hoạt động này được thực hiện hợp pháp và hiệu quả, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về điều kiện sản xuất và kinh doanh giống cây trồng. Bài viết này sẽ trình bày các điều kiện pháp lý và cơ sở pháp lý liên quan.
1. Định nghĩa giống cây trồng là gì?
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: “Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.”
2. Điều kiện sản xuất giống cây trồng theo pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện sản xuất và buôn bán giống cây trồng như sau:
– Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
+ Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
+ Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.
– Trước khi sản xuất, buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
3. Điều kiện kinh doanh giống cây trồng theo pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện kinh doanh giống cây trồng được quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt năm 2018, cụ thể như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;
b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.”
Điều kiện đầu tiên đó chính là điều kiện về giống cây trồng. Các loại cây trồng dùng trong kinh doanh phải là các loại cây trồng đã được công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành. Tức các loại cây trồng này đã được ghi nhận là loại cây trồng được phép trồng trọt, kinh doanh tại Việt Nam, không thuộc nhóm cây trồng, thực vật ngoại lai, xâm hại,….
Bên cạnh điều kiện về giống cây trồng được kinh doanh, thì Điều 22 còn quy định chi tiết về cơ sở vật chất dùng để thực hiện hoạt động kinh doanh cây trồng. Đối với hoạt động sản xuất, thì địa điểm, cơ sở hạ tầng phải đáp ứng quy chuẩn theo quy định. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho việc sản xuất ra những cây giống đạt chất lượng, không bị nhiễm bệnh, lại giống,….
“Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.” (Khoản 2 Điều 22) Địa điểm giao dịch hợp pháp được hiểu là địa điểm đã thực hiện hoạt động đăng ký bán giống cây trồng với cơ quan nhà nước. Thực hiện hoạt động buôn bán công khai, minh bạch. Đồng thời, các giống cây trồng được bán có nguồn gốc rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc. Hoạt động truy xuất nguồn gốc giống cây trồng có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục tiêu chính của nó đều hướng tới việc tìm được nơi nào là nơi sản xuất ra giống cây trồng đó. Việc quy định đảm bảo giống cây trồng được kinh doanh có thể truy xuất nguồn gốc cũng nhằm mục đích đảm bảo là những giống cây trồng được lưu hành, trồng trọt tại Việt Nam, cũng như đảm bảo được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của giống cây trồng đó,…
Các minh chứng về xuất xứ nguồn gốc của giống cây trồng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 94/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. Theo đó, các giấy tờ bắt buộc phải có bao gồm: “Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn … Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.” Những giấy tờ theo quy định trên đã thể hiện được thông tin về giống cây, kích cỡ, đặc tính, cũng như thông tin về nơi sản xuất ra giống cây trồng đã cung ứng cho đơn vị buôn bán giống cây trồng.
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 94/2019/NĐ- CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác cũng quy định rằng dù không phải thực hiện thủ tục đăng ký như thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhưng chủ thể thực hiện hoạt động buôn bán giống cây trồng cũng phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định đó chính là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi chọn làm địa điểm buôn bán giống cây trồng. Thông tin mà chủ thể buôn bán giống cây trồng cần thực hiện thông báo đó chính là “Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ”. Hoạt động thông báo này có thể do các chủ thể trực tiếp đến cơ quan để thông báo hoặc thực hiện thông báo qua thư điện tử hoặc qua đường bưu điện. Các thông tin được chủ thể cung cấp này sẽ được đăng tải lên trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại:
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!