Tranh chấp đất đai được pháp luật đất đai quy định nhưng khó áp dụng và nhiều người chưa nắm rõ về quyền sử dụng đất đai. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất diễn ra như thế nào
1) Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ pháp lý theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất cụ thể mà các bên cho rằng mình có quyền sử dụng diện tích đất đó theo Pháp luật quy định.
Vì vậy, khi các bên không thỏa thuận được về tranh chấp đó thì phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
2.1) Hòa giải ở UBND cấp xã.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Khi tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề hòa giải. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc trước khi tranh chấp được khởi kiện ra Tòa án.
Lưu ý:
Tranh chấp xác định ai có quyền sử dụng đất giữa các bên thì bắt buộc hòa giải.
Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất, phân chia tài sản chung của vợ, chồng liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc hòa giải.
2.2) Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp tranh chấp mà các bên không có một trong các giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013 thì các bên chỉ được lựa chọn một trong hai phương án sau để giải quyết:
Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (trường hợp tranh chấp giữa gia đình, cá nhân thì gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Nếu không hài lòng với quyết định xử lý có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Theo quy định của Luật tố tụng dân sự, khởi kiện ra tòa án nơi có mảnh đất tranh chấp
Đối với tranh chấp giữa các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài với nhau hoặc tranh chấp giữa các đối tượng này với gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các bên có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nếu các bên không đồng ý với cách giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết
2.3) Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự (Tòa án).
Trước khi khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án gồm các bước sau:
Hồ sơ khởi kiện:
. Đơn khởi kiện (theo mẫu);
. Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình (bản sao chứng thực);
. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; Giấy tờ xác nhận của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật (nếu có).
. Biên bản hòa giải không thành của ủy ban nhân dân cấp xã;
. Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất (nếu có).
Thủ tục giải quyết:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Người khởi kiện gửi đơn khiếu nại, tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền.
Nguyên đơn có thể tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Thụ lý vụ việc
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của đương sự khởi kiện và ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án phân công Thẩm phán xét đơn (trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đơn).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Thẩm phán được phân công xét đơn yêu cầu,
Toà án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
+ Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thì thụ lý vụ án.
+ Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án khác thì chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện biết.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
+ Làm thủ tục lập hồ sơ và thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn.
Bước 3: Hòa giải tranh chấp.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp hoà giải không được hoặc hoà giải không thành
Công bố quyết định hòa giải thành khi không có bên nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận.
Trường hợp hòa giải không thành thì Thẩm phán chủ trì hòa giải lập biên bản về việc hòa giải không thành và tiến hành các thủ tục tiếp theo để đưa ra xét xử.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy theo tình tiết của vụ án, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các bên;
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử.
Tòa án phải mở phiên tòa xét xử trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định xét xử vụ án hoặc hai tháng nếu có lý do chính đáng.
Sau khi bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm) thụ lý vụ án theo quy định sau khi người kháng cáo và nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định.
Tòa án cấp sơ thẩm có quyền giữ nguyên, sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm và xét xử lại vụ án.
Bản án của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị.
3) Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai.
Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.
Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn