Tranh chấp đất đai ranh giới liền kề

Trong quá trình sử dụng đất có nhiều vụ việc xây dựng hay lấn chiếm vị trí, ranh giới đất đai liền kề nhau khiến cho các mâu thuẫn về tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và diễn ra phức tạp. Vậy quy định về ranh giới đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Và giải quyết các tranh chấp đất đai về ranh giới liền kề ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Ranh giới đất đai là gì?

1) Ranh giới đất đai là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Ranh giới phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất của người sử dụng đất với người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định.

Việc xác định ranh giới đất tuân theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên qua. Mục đích của việc làm này là xác định ranh giới đất với các bất động sản liền kề nhau. Từ căn cứ đó để có thể hoàn thiện hóa bản đồ hành chính về đất đai của khu vực.

2) Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề.

Nguyên tắc xác định ranh giới

Tại Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề như sau:

Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, cách xác định ranh giới thửa đất cũng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 như sau:

1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.

Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp.

Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

3) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở UBND cấp xã

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013.

Nhà nước sẽ khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải để giảm thiểu các thủ tục cũng như thời gian giải quyết. Đây là thủ tục không mang tính bắt buộc khi các bên giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau.

Khi tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề hòa giải. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc trước khi tranh chấp được khởi kiện ra Tòa án.

Thẩm quyền tham gia tổ chức hòa giải: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phiên hòa giải; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, cán bộ tư pháp, địa chính xã, tổ trưởng tổ dân phố, Đoàn thanh niên)

Kết quả của phiên hòa giải: Biên bản hòa giải thành hoặc không thành có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và chữ ký của các bên.

Sau khi hòa giải mà không thành thì các bên Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của người dân Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu (Phòng Tài nguyên và Môi trường).

Cơ quan tham mưu sẽ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

4) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hàng chính

5) Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận