Năm 2020- 2021 là năm đầy biến động của toàn thế giới, nhiều dự án; mô hình kinh doanh phải tạm ngừng hoặc bị phá sản bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Sự ảnh hưởng này vẫn chưa kết thúc vì dịch bệnh vẫn còn đó và hiện tại chưa có văc- xin để ngăn ngừa dịch bệnh này. Do đó, các nhà đầu tư đang đau đầu vì không biết đầu tư vào quốc gia nào cho phù hợp. Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên Luật Đầu tư 2020 (“LĐT”) ra đời với nhiều chính sách cởi mở hơn, cùng với việc phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả nên nhiều nhà đầu tư đang hướng tới việc đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại LĐT.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Đề trả lời cho cầu hỏi này thì khoản 11 Điều 3 LĐT quy định như sau:“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.” Và khoản 4 Điều 3 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Vậy vì sao chúng ta phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Đây là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư thắc mắc, thì theo đó Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư luôn được xem là điểm mấu chốt cho một dự án có thể đi vào hoạt động bình thường, giúp doanh nghiệp có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư của mình vào đó. Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng là một thủ tục cần thiết khi chúng ta muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam xét theo từng trường hợp sẽ bắt buộc phải có thủ tục này.
1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật này.
– Các trường hợp không phải thực hiện tủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật của này;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
– Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30,31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy địnht ại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp nhận chủ trương đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
® Nội dung này được quy định tại Điều 37 LĐT
Thứ hai, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đông thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
® Nội dung này được quy định tại Điều 38 LĐT
Thứ ba, Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 39 LĐT.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khi công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 39 LĐT.
– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vu quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 LĐT.
CHÚNG TÔI NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ!
Nếu bạn còn có thắc mắc nào thì vui lòng để lại bình luận hoặc gọi ngay vào số 0908 648 179 để Luật sư tư vấn miễn phí cho nhé!
Người đăng: Sang Lee