NHỮNG LƯU Ý KHI SOẠN MẪU BIÊN BẢN THỎA THUẬN SAU LY HÔN

Sau ly hôn, văn bản chia tài sản của vợ chồng được viết như thế nào?

1. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;

Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng

Vậy những tài sản được hình thành trong quá trình hôn nhân(trừ trường hợp quy định là tài sản riêng) thì được cho là tài sản chung.

2. Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và Gia đình: 

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

“ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”  

Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP còn có quy định tài sản riêng khác của vợ, chồng bao gồm:

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;

Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, những tài sản mà vợ chồng được cho, tặng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, có bằng chứng hợp pháp, thông qua hợp đồng tặng cho, có chứng từ về phân chia di sản thừa kế, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với tài sản, và trước đó không có thỏa thuận để được coi là tài sản chung thì sẽ được coi là tài sản riêng khi có tranh chấp, khi ly hôn hoặc khi cần xác định tài sản riêng.

3. Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân 

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy đình cụ thể tại Điều 59 Luật hôn nhân và Gia đình như sau:

  • Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc giải quyết sau:
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân mình.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi dựa trên những căn cứ sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển hối tài sản chung.
  • Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sẩn xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

4. Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, minh bạch tài sản, và giảm thiểu những tranh chấp, vợ/chồng có quyền thỏa thuận một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp vợ, chồng lại thực hiện quyền trên với mục đích khác và Pháp luật quy định Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; 

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; 

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; 

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; 

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; 

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Được quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc phân chia tài sản sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định. Việc công chứng sẽ nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận giữa hai vợ chồng, việc công chứng văn bản thỏa thuận này tuy không bắt buộc nhưng khuyến khích nên công chứng để trong trường hợp sau này có xảy ra tranh chấp cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng và cụ thể hơn cả.

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng được pháp luật trao quyền tự thỏa thuận việc chia tài sản trên yếu tố bình đẳng công bằng và có thể chia một phần hoặc chia toàn bộ tài sản chung của họ, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này về các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ bị coi là vô hiệu; nếu như vợ chồng không tìm được tiếng nói chung và dẫn đến không tự thỏa thuận được thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong quy định này cũng đã đề cập về việc thỏa thuận về phân chia tài sản chung sẽ bắt buộc phải lập thành văn bản và văn bản này được công chứng nếu có yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Việc phân chia tài sản của vợ chồng dựa trên thỏa thuận sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực về mặt pháp luật. Nếu vợ chồng có yêu cầu thì văn bản thỏa thuận tài sản chung có thể được công chứng theo quy định. Việc công chứng sẽ nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận giữa hai vợ chồng, việc công chứng văn bản thỏa thuận này tuy không bắt buộc nhưng khuyến khích công dân nên công chứng để trong trường hợp sau này có xảy ra tranh chấp cũng có cơ sở pháp lý rõ ràng và cụ thể hơn cả.

Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản sau hôn nhân cũng cần phải chú ý đến các nội dung quan trọng như: thông tin của vợ chồng về họ tên, CMND/CCCD, hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn; tài sản thuộc đối tượng thỏa thuận chia và không chia; lý do thỏa thuận chia tài sản; cam đoan của các bên về những thỏa thuận trong văn bản.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận