Tác giả: Mỹ Tâm
Cập nhật: 05/13/2025

Nội dung

           

NGHỊ QUYẾT 68-NQ/TW – BƯỚC NGOẶC MỚI CHO NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN
NGHỊ QUYẾT 68-NQ/TW – BƯỚC NGOẶC MỚI CHO NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Đây là bước phát triển đột phá nhằm ghi nhận và định hướng phát triển nền kinh tế tư nhân só với Nghị quyết 57.

            Hiện nay, cả nước ta có khoảng 940.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng 82% tổng số lao động của nước ta. Đây là những con số ấn tượng và “biết nói” được đưa vào Nghị quyết như một lời khẳng định sâu sắc vị thế của nền kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển đất nước vững mạnh.

            Một trong những điểm nổi bật cần được nhắc tới trong quan điểm chỉ đạo là “Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế;”. Để nền kinh tế tư nhân thực sự phát triển và ghi nhận thì đầu tiên phải thay đổi suy nghĩ về nó, phải nhận thức đúng đăn vai trò và vị trí của nền kinh tế tư nhân. Từ đó, mới có các chính sách phát triển phù hợp.

            Trước đây, nền kinh tế tư nhân gặp rất nhiều hạn chế trong việc hình thành và phát triển ngang bằng với những nền kinh tế khác. Có thể kể đến như: Thiếu kết nối doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI; Tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lươc, hầu hết quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; năng lực đổi mới sáng tại và áp dụng khoa học còn nhiều hạn chế, tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, bị kìm hãm sự phát triển,….

            Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu phát triển cho nền kinh tế tư nhân:

+ Mục tiêu đến năm 2030: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất; Tiên phong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đối số; có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tăng trưởng 10-12%/năm; đóng góp 55-58 GDP, 35-40% nguồn thu ngân sách, 84-85% lao động,…

+ Mục tiêu đến năm 2045: Nền kinh tế tư nhân phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động; Tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; Năng lực canh trạnh cao trong khu vực và quốc tế; có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp; đóng góp hơn 60% GDP.

            Một số giải pháp được đề ra nhằm đưa nền kinh tế tư nhân đặt được mục tiêu đã đề ra như sau:

+ Đổi mới tư duy, thống nhất cao nhận thức và hành động;

+ Cải cách, hoàn thiện, năng cao chất lượng thể chế, chính sách;

+ Tạo thuận lợi tiếp cận các nguồn lực;

+ Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh;

+ Tăng cường kết nối doanh nghiệp;

+ Hình thành, phát triển doanh nghiệp lớn, tập đoàn tư nhân tầm cỡ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh;

+ Đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội.

Một trong những chính sách được giới doanh nghiệp đặc biệt đón nhận là việc tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm pháp nhân trong các sai phạm kinh tế. Đây là bước tiến rất lớn trong cải cách pháp lý. Nghị quyết đã xác lập chủ trương ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự, kinh tế đối với vi phạm trước khi xem xét đến giải pháp hình sự. Giải pháp hình sự chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp khắc phục kinh tế và bồi thường đã không đạt hiệu quả.

Một trong những chính sách được giới doanh nghiệp đặc biệt đón nhận là việc tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm pháp nhân trong các sai phạm kinh tế. Theo ông Đậu Anh Tuấn, đây là bước tiến rất lớn trong cải cách pháp lý: “Nghị quyết đã xác lập chủ trương ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự, kinh tế đối với vi phạm trước khi xem xét đến giải pháp hình sự. Giải pháp hình sự chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp khắc phục kinh tế và bồi thường đã không đạt hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý, tạo môi trường kinh doanh an toàn hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Nghị quyết 68 đang mở ra một trang mới cho kinh tế tư nhân Việt Nam. Tuy nhiên, cần cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý các cấp cùng đồng hành với doanh nghiệp.Chắc chắn kinh tế tư nhân sẽ thực sự cất cánh, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

NGHỊ QUYẾT 68-NQ/TW – BƯỚC NGOẶC MỚI CHO NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN

 

           

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x