LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHI BỊ BỊA ĐẶT, NÓI XẤU TRÊN MẠNG

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHI BỊ BỊA ĐẶT, NÓI XẤU TRÊN MẠNG

Ngày nay số lượng người tham gia vào các nền tảng xã hội càng đông, không giới hạn về độ tuổi, công việc hay giới tính. Với số lượng lớn người tham gia như thế không thể tránh khỏi những ý kiến, nhận định khác nhau về hình ảnh và nội dung mà mỗi người đưa lên mạng xã hội được. Nhiều người lợi dụng việc này để bịa đặt, nói xấu ngườ khác trên mạng xã hội, gây ảnh hướng rất lớn đến các lớn đến cuộc sống của những người bị bịa đặt, nói xấu này. Vậy người bị bịa đặt, nói xấu cần làm gì để bảo vệ mình, pháp luật quy định như thế nào đối với các hành vi trên?

1. Khái niệm hành vi bịa đặt, nói xấu người khác

Hiện nay chưa có bất cứ một quy định cụ thể nào về việc bịa đặt, nói xấu nhau trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, có thể khái quát hành vi trên như sau hành vi bịa đặt, nói xấu người khác trên mạng là việc một cá nhân hay một nhóm người dùng các lời lẽ  hoặc hành động thiếu chính xác, mang tính quy chụp gây ảnh hưởng đến danh dự, nhâm phẩm của người khác.

Biểu hiện:  lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông, có thể kể đến những hội nhóm anti-fan một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi rủa, bình phẩm, đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ.

Khi bị bịa đặt, nói xấu mọi người nên bình tĩnh đối diện với những vấn đề được nêu ra. Đồng thời, chúng ta cần phân tích việc nói xấu thuộc điều chỉnh đạo đức hay pháp luật. Tính chất, mức độ xâm hại, xúc phạm hoặc gây thiệt hại.Từ đó, chúng ta lựa chọn tố giác đến cơ quan điều tra hay khởi kiện tại tòa án hoặc gởi đơn đề nghị cơ quan chức năng xác minh xử lý.

2. Xử lí hành vi bịa đặt, nói xấu người khác

2.1: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH KHI BỊ BỊA ĐẶT, NÓI XẤU TRÊN MẠNG

2.2: Bịa đặt, nói xấu người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, nếu một người bịa đặt, nói xấu mà có ý xúc phạm danh dự uy tín nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội vì bất cứ mục đích gì thì đều bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng hoặc từ 20 đến 30 triệu đồng nếu tiết lộ bí mật đời tư người khác. Đồng thời buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật theo quy định.

2.3: Bịa đặt, nói xấu người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi bịa đặt, nói xấu người khác trong trường hợp đến mức phải truy cứ trách nhiệm hình sự thì không xử phạt hành chính mà phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể nếu hành vi có các yếu tố cấu thành Tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 và người bị hại có yêu cầu khởi tố, người nói xấu có thể chịu các mức phạt sau đây:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với hành vi:

+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 07 năm tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận