Tác giả: Mỹ Tâm
Cập nhật: 03/31/2025

Nội dung

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Trước nay, nhiều người có suy nghĩa rằng khi có tranh chấp xảy ra thì khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp có thể kể đến như hòa giải, thương lượng, tòa án và đặc biệt là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Có rất nhiều doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại bởi có nhiều ưu điểm nổi bật.

1. Những điều cần biết về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

            – Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với vai trò như một bên thức ba độc lập với mục đích chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên liên quan phải tuân theo và thực hiện.

            – Trọng tài thương mại có hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.ọng tài thương mại có hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.

            + Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tham gia tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc tranh chấp thương mại cụ thể và sẽ chấm dứt tồn tại khi vụ việc đó được giải quyết.

            + Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài đặc trung bởi sự tổ chức chặt chẽ, với hệ thống bộ máy, trụ sở hoạt động đều đặn, thường xuyên. Hình thức này được biết đến với các tên gọi như: trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế,…

            Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp như sau: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;  Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Vì vậy, không phải tranh chấp nào cũng giải quyết thông qua trọng tài thương mại, mà chỉ những tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.

            Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, tức là phán quyết cuối cùng và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp phán quyết bị hủy bơi Tòa án Tòa án.

            Điều khoản trọng tài mẫu có thể đưa vào Hợp đồng “ Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại ….”

2. Ưu và nhược điểm khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

Ưu điểm:

  • Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn so với tố tụng tòa án trong lĩnh vực dân sự.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mạikhông trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, giúp hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp để đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp.
  • Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai, giúp các bên trong tranh chấp đảm bảo được uy tín của các bên trên thương trường.
  • Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, phù hợp với các tranh chấp liên quan đến nước ngoài.
  • Được chọn trọng tài có kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp.
  • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án để được cưỡng chế.

Nhược điểm:

  • Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thái độ và thiện chí của các bên;
  • Phán quyết của trọng tài không cưỡng chế cao và phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên;
  • Trọng tài gặp khó khăn trong giải quyết tranh chấp phức tạp và thiếu thông tin cá nhân nếu bên đó không hợp tác;
  • Doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
  • Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên yêu cầu tòa án xem xét lại.

3. Giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss (BBIAC):

            Được thành lập vào năm 2023 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Bigboss đã giải quyết thành công hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại với các bên đến từ 53 tỉnh thành Việt Nam và 63 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

            Hiện nay, Trung tâm sở hữu đội ngũ gồm 27 trọng tài viên và hòa giải viên ưu tú, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch – Luật sư, Thạc sĩ Mai Tiến Luật. Với kinh nghiệm 10 năm điều hành hãng luật BigBoss Law, giải quyết hàng nghìn vụ việc dân sự, hình sự và chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp, ông Mai Tiến Luật đã đưa Trung tâm phát triển vững mạnh theo châm ngôn “Nơi chúng ta đặt niềm tin công lý”.

            Đội ngũ 27 trọng tài viên, hòa giải viên của Trung tâm, bao gồm những chuyên gia xuất sắc trong nhiều lĩnh vực pháp lý, là bảo chứng cho chất lượng xử lý mỗi vụ việc, giúp Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Bigboss trở thành lựa chọn đáng tin cậy cho khách hàng khi cần giải quyết tranh chấp thương mại.

————————————————-

Địa chỉ: Số 25 Đường GS01, Khu phố Tây B, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương;

Số điện thoại: 0979 133 955;

Email: info.bbiac@gmail.com;

Website: https:/bbiac.com.

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x