Khác với Luật sư tranh tụng, là những người giúp thân chủ, khách hàng xử lý các vụ kiện trước tòa, Luật sư tư vấn là những người hoạt động âm thầm sau cánh cửa Công ty luật. Họ ít xuất hiện ngoài công chúng hơn, ít ồn ào hơn và ít được biết đến hơn.
Không thể nói là Luật sư tư vấn quan trọng hơn Luật sư tranh tụng hoặc ngược lại. Điều đơn giản mà chúng ta cần hiểu, đó là những ngạch công việc khác nhau, với các nghiệp vụ khác nhau và hình thành nên theo yêu cầu của công việc và nhu cầu của thị trường.
Điều đó có ý nghĩa rằng, nhu cầu công việc và vụ việc sẽ làm nảy sinh nhu cầu sử dụng luật sư nào. Việc lựa chọn Luật sư tranh tụng hay Luật sư tư vấn không nên phụ thuộc vào ý chí chủ quan mà theo đòi hỏi của công việc.
Kinh nghiệm của mỗi Luật sư được hình thành từ quá trình hành nghề. Mỗi Luật sư sẽ chuyên và có kinh nghiệm trong một mảng nhất định. Luật sư tư vấn sẽ có nhiều kinh nghiệm và tinh thông trong lĩnh vực tư vấn. Luật sư tranh tụng sẽ có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và chỉ rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng để bạn có thể dễ hình dung và có quyết định đúng đắn khi lựa chọn.
Luật sư tranh tụng hay còn gọi là Luật sư giải quyết tranh chấp. Họ thường xuất hiện khi khách hàng có nhu cầu có Luật sư hướng dẫn và đại diện để đứng ra giải quyết một tranh chấp nào đó với người khác, với cơ quan Nhà nước.
Khi xảy ra một sự việc tranh chấp, nghĩa là có việc mâu thuẩn, xung đột về quyền và lợi ích. Việc có một Luật sư tranh chấp phân tích các khía cạnh về pháp lý, có kinh nghiệm giao thiệp, đối đáp, tranh luận và thậm chí dày dạn trong việc sử dụng các biện pháp tâm lý, điều tra sẽ giúp ích thân chủ rất nhiều trong việc đòi quyền lợi của mình.
Khi phía bên kia cũng thuê Luật sư thì cuộc đấu tranh đòi quyền lợi giữa hai bên thực chất là cuộc đấu trí giữa hai Luật sư.
Luật sư tranh tụng có thể giúp thân chủ chiến thắng. Nhưng việc chiến thắng không có nghĩa là lật ngược hoàn toàn thế trận, mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự việc. Nếu hồ sơ có nhiều điểm yếu về mặt pháp lý, về mặt chứng cứ, thì chiến thắng có nghĩa là giảm tổn thất, giảm thiệt hại, giảm hình phạt mà thân chủ phải gánh chịu.
Nếu hồ sơ có nhiều điểm thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý hay chứng cứ, thì việc chiến thắng có thể đạt đến mức tuyệt đối mà thân chủ đặt ra.
Một vụ việc bị tòa tuyên án là thua kiện không hẳn là một sự thua cuộc từ phía thân chủ, bởi Luật sư tranh tụng đã giúp khách hàng giảm được nhiều hậu quả xấu. Cho dù thua tại phiên tòa, nhưng hậu quả đã giảm thiểu rất nhiều so với việc không có Luật sư.
Những vụ việc thường có sự tham gia của Luật sư tranh tụng như: tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng lao động, tranh chấp đất đai, tranh chấp, ly hôn, tranh chấp chia tài sản, tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp hợp đồng cho thuê, truy cứu trách nhiệm hình sự ……
Một cách tóm lược, Luật sư tranh tụng thường xuất hiện khi có sự đối kháng hoặc mâu thuẩn về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên.
Tuy vậy, không nên hiểu là Luật sư tranh tụng chỉ biết ra tòa và giải quyết tranh chấp. Trong phạm vi công việc mà Luật sư tranh tụng đảm trách, họ cũng phải nghiên cứu các quy định pháp luật, nghiên cứu hồ sơ để chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh và đề xuất những giải pháp …., nên có hàm chứa nhiều yếu tố hoạt động tư vấn.
Khác với Luật sư tranh tụng, thì Luật sư tư vấn xuất hiện âm thầm hơn, và chúng tôi phân tích kỹ trong mục dưới đây.
Công việc của Luật sư tư vấn là nghiên cứu quy định pháp luật, nghiên cứu hồ sơ và vụ việc thực tế để chỉ ra các quy định pháp luật mà khách hàng cần phải thực hiện, cần phải tránh thực hiện, chỉ ra rủi ro nếu khách hàng thực hiện, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để khách hàng thực hiện.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, Luật sư tư vấn phải đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giải pháp để khách hàng có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định.
Luật sư tư vấn luôn đưa ra ý kiến đánh giá và thông tin một cách khách quan, đầy đủ, đa chiều để khách hàng tự đưa ra quyết định. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp, khách hàng sẽ thực hiện theo một phương án mà Luật sư tư vấn khuyến nghị là tốt nhất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, khách hàng tự quyết định một giải pháp khác với ý kiến của Luật sư.
Trên cơ sở quyết định cuối cùng của khách hàng, Luật sư sẽ hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục và giải pháp để triển khai quyết định đó của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, Luật sư tư vấn sẽ là người trực tiếp xử lý và thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai quyết định của khách hàng.
Chính vì lẽ đó, trên thị trường hiện nay, có sự nhầm lẫn, đánh đồng vai trò của Luật sư tư vấn với người chuyên thực hiện thủ tục hành chính, xin cấp giấy phép ….
Nếu khách hàng sử dụng Luật sư tư vấn như một người lo giấy phép và thủ tục hành chính thì có thể khẳng định là chưa khai thác đúng vai trò và khả năng của một Luật sư tư vấn.
Trong một vụ việc cụ thể, Luật sư tư vấn giúp khách hàng nhận thức rõ và đầy đủ về các quyền, các nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ được hưởng, phải thực hiện và phải chịu.
Bên cạnh đó, Luật sư tư vấn còn hỗ trợ và giúp khách hàng nắm rõ cách thực hưởng quyền, cách thức thực hiện nghĩa vụ và cách thức thực hiện trách nhiệm (thủ tục).
Một mảng rất lớn mà Luật sư tư vấn thường đảm trách và có vai trò đặc biệt quan trọng là hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng, đại diện giao dịch và xử lý các vấn đề khác. Đây dường như là điểm khác biệt lớn nhất giữa Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng.
Hợp đồng là một giao dịch quan trọng, xác lập cơ sở pháp lý giữa hai hay nhiều bên trong một giao dịch dân sự hoặc kinh doanh thương mại.
Đa số các hợp đồng có thời gian thực hiện trong thời gian lâu dài, do đó, việc đưa ra các điều khoản hợp đồng không chỉ phản ánh ý chí của các bên trong thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai, tạo sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên lâu dài, vì lợi ích của cả hai bên.
Để làm được việc đó, Luật sư tư vấn là người có kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng đàm phán hợp đồng và kỹ năng giao tiếp, phân tích, dự báo cũng như khả năng thuyết phục để các bên có thể bắt tay với nhau một cách hữu nghị, thiện chí, tự nguyện loại bỏ những suy nghĩ và toan tính cục bộ, tư lợi cho mình mà gây bất lợi cho bên còn lại.
Những giao dịch lớn, quan trọng thường đòi hỏi có sự tham gia tư vấn và hỗ trợ của Luật sư tư vấn ngay từ giai đoạn đầu tiên cho đến khi kết thúc giao dịch. Bạn có thể trả một khoản phí lớn cho Luật sư tư vấn, nhưng đổi lại, bạn sẽ nhận được những lợi ích lớn hơn rất nhiều so với khoản phí mà bạn bỏ ra.
Một loại giao dịch khác cần có sự tham gia của Luật sư tư vấn là mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Đây là một loại giao dịch phức tạp, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi khía cạnh của một doanh nghiệp. Không chỉ vậy, giá trị trong một giao dịch mua báp sáp nhập doanh nghiệp thường rất lớn và không cho phép sai sót.
Trong những giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp như vậy, Luật sư tư vấn có thể tư vấn cho bên mua, hoặc tư vấn cho bên bán. Sự tham gia của Luật sư tư vấn sẽ giúp các bên biết rõ về nhau và có cơ sở để đưa ra những quyết định hợp lý.
Việc biết rõ được cụ thể về tình trạng pháp lý, tình trạng tài chính, tình trạng các khoản nợ, tình trạng các khoản phải thu, các rủi ro có thể mắc phải, thực tiễn quản trị nội bộ, khả năng phát sinh tranh chấp, tình trạng tài sản, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước …….
Theo kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ khách hàng của chúng tôi, không phải mọi ý định mua bán sáp nhập doanh nghiệp đều có thể đi đến mục đích cuối cùng. Trong phần lớn các trường hợp, sau khi có báo cáo thẩm định (due dilligence) của Luật sư, khách hàng buộc phải thay đổi quyết định, tiếp tục mua (bán), điều chỉnh giá, điều chỉnh thủ tục hoặc thỏa thuận lại về cơ chế quản lý …..
Một mảng hoạt động khác mà các Luật sư thường cung cấp và rất có thế mạnh là tư vấn pháp luật thường xuyên, hay còn gọi là tư vấn theo tháng hoặc tư vấn theo năm. Chi phí được tính trên số giờ làm việc của Luật sư hoặc thanh toán ổn định theo tháng, theo năm …
Công việc cụ thể mà Luật sư tư vấn hỗ trợ khi cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên bao gồm:
Tóm lược lại, Luật sư tư vấn là những người cố vấn, đưa ra giải pháp và khuyến nghị cho khách hàng dựa trên hồ sơ vụ việc, thông tin vụ việc cụ thể của khách hàng. Hoạt động chủ yếu của Luật sư tư vấn là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Ranh giới giữa lĩnh vực hành nghề của Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng là mối quan hệ giữa khách hàng với đối tác. Luật sư tư vấn chủ yếu tham gia vào các vụ việc mà mối quan hệ giữa khách hàng với đối tác có tính thỏa thuận, hợp tác, lợi ích kinh tế; hoặc các công việc có tính nội bộ của doanh nghiệp, khách hàng như quản trị nhân sự, thuế má, đất đai, dự án, hợp đồng, văn bản ……..
Kinh nghiệm thành công mà các khách hàng của chúng tôi chỉ ra cho thấy, nếu từ khi có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng hợp tác mà có sự tư vấn và hỗ trợ của Luật sư tư vấn, thì khả năng thành công có thể đạt tới 80%.
Không có con đường nào thẳng một cách tuyệt đối và không có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng hợp tác nào có thể suôn sẻ một cách tuyệt đối, nhưng dưới sự tư vấn và hỗ trợ của Luật sư thì sẽ có nhiều cách, nhiều con đường để biến ý tưởng thành hiện thực, loại bỏ mọi rủi ro pháp lý, giảm thiểu tranh chấp, tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn là doanh nghiệp, là người kinh doanh thì có thể nói là cần thiết phải có sự đồng hành của một Luật sư tư vấn. Trong môi trường kinh doanh hết sức phức tạp như hiện nay, thì có sự tham gia của một Luật sư sẽ giúp bạn phát triển ổn định, tối ưu cơ hội hợp tác kinh doanh, tăng mức độ khả thi của các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng hợp tác.
Quý khách có nhu cầu cần luật sư hỗ trợ tư vấn tranh tụng và giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh tụng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Xin cảm ơn