Hỏi – Đáp

Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.



    Câu hỏi

    Bạn H, Công ty A, ở TP. Hồ Chí Minh
    Bạn H, Công ty A, ở TP. Hồ Chí Minh (0862 264 xxx)

    Câu hỏi: Công ty chúng tôi có thuê ông B làm tài xế với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Hai bên thỏa thuận miệng hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Khi bắt đầu làm việc, do sơ suất nên công ty chưa kịp ký hợp đồng lao động bằng văn bản với ông B. Tuy nhiên, chúng tôi có đóng bảo hiểm và trả lương đầy đủ hàng tháng cho ông B. Sau đó 1 năm, do công ty không còn nhu cầu công việc vị trí tài xế nói trên nên công ty thông báo cho ông B sẽ không tiếp tục gia hạn, ký hợp đồng lao động mới với ông B. Nhận được thông báo trên, ông B cũng đồng ý và không có ý kiến gì. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi bất ngờ nhận được thông báo thụ lý từ Tòa án với nội dung ông B đòi chúng tôi phải bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn trái luật và yêu cầu chúng tôi phải trả lương đến khi xét xử xong vụ án. Chúng tôi vô cùng hoang mang, xin luật sư tư vấn cho chúng tôi biết chúng tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?

    Avata Faq
    Luật sư Mai Tiến Luật

    Trả lời: Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng việc công ty không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là sai quy định theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019: “Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản” Công ty có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nêu trên theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc không ký hợp đồng lao động nêu trên của công ty chỉ bị xử phạt hành chính, không đồng nghĩa với việc công ty phải trả bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn trái luật và trả lương cho ông B đến khi xét xử xong vụ án. Việc của công ty là cần chứng minh cho Tòa án rằng giữa công ty và ông B chỉ tồn tại thỏa thuận về thời hạn hợp đồng có xác định thời hạn 1 năm, thay vì là hợp đồng lao động không xác định thời hạn như ông B trình bày tại yêu cầu khởi kiện. Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

    “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

    Do hai bên không có hợp đồng lao động bằng văn bản nên để bảo vệ quyền lợi của mình, công ty cần những chứng cứ gián tiếp khác để chứng minh cho thỏa thuận ban đầu về thời hạn 1 năm nêu trên. Công ty có thể thu thập những chứng cứ như: Tin nhắn trao đổi giữa hai bên về thời hạn hợp đồng; Nội quy, quy chế tuyển dụng của công ty nếu có đề cập về thời hạn hợp đồng lần đầu cho người lao động nói chung; Những hợp đồng lao động ký với những người lao động khác tại công ty để làm đối chứng tham khảo… Ngoài ra, công ty cần xem xét lại quy trình tuyển dụng của mình để đảm bảo không còn xảy ra tình trạng “quên” ký hợp đồng lao động đối với những trường hợp khác tương tự như trên tại công ty.

    Xem video luật sư trả lời tại đây:

    Anh Jonny Nguyễn, TPHCM
    Anh Jonny Nguyễn, TPHCM (0984 656 xxx)

    Câu hỏi: Tôi tên Jonny Nguyễn là người nước ngoài gốc Việt, có quốc tịch Mỹ và có vợ là người Việt Nam, kết hôn đã hơn 30 năm. Chúng tôi cũng có 02 con chung đã trưởng thành và các con hiện đều có song song hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Cả gia đình tôi 4 người chung sống ở Việt Nam ổn định rất nhiều năm nay. Mới đây, vợ tôi mất vì bạo bệnh. Thẻ tạm trú dành cho người nước ngoài của tôi (do vợ bảo lãnh trước đó) cũng sắp hết hạn. Vậy giờ tôi có được tiếp tục gia hạn thẻ tạm trú diện thăm thân do có vợ là người Việt Nam nữa không?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời: Trước tiên, Luật sư xin chia buồn sâu sắc đến ông và gia đình. Với câu hỏi này, luật sư xin trả lời như sau: Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: “Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm”.

    Việc ông có vợ là người Việt Nam nhưng hiện vợ ông đã mất nên ông không thể được tiếp tục ở lại Việt Nam theo diện thăm thân mà vợ ông bảo lãnh trước đó.

    Tuy nhiên, như thông tin ông đã cung cấp, các con ông hiện đã đến tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi), có song song cả hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Như vậy, các con ông đã đủ điều kiện để bảo lãnh ông sống tại Việt Nam theo thẻ thạm trú diện thăm thân với thời hạn tối đa là 3 năm.

    Ngoài ra, ông có thể xem xét xin các công ty có trụ sở tại Việt Nam bảo lãnh nếu nếu ông đang là người lao động của công ty hoặc là nhà đầu tư góp vốn vào công ty đó. Chúc ông và gia đình sớm ổn định cuộc sống.

    Xem video luật sư trả lời tại đây:

    Trần Văn Hoàng, Hồ Chí Minh
    Trần Văn Hoàng, Hồ Chí Minh (0944 846 xxx)

    Câu hỏi: Tôi tên Trần Văn Hoàng là chủ một doanh nghiệp A (Công ty TNHH một thành viên) tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi có cho Công ty A vay một khoản tiền là 1 tỷ đồng. Nay Công ty tôi kinh doanh không thực sự hiệu quả, tôi muốn xóa nợ cho khoản nợ này. Vậy pháp luật cho phép tôi xóa nợ cho công ty không? Khi xóa nợ thì cần lưu ý những vấn đề gì?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời: ​

    Như chúng ta đã biết, mặc dù anh Hoàng là chủ sở hữu của 100% Công ty A nhưng về mặt pháp lý, Công ty A có tư cách pháp nhân và có tài sản hoàn toàn độc lập với tài sản của cá nhân anh Hoàng. Vì vậy, anh H cho Công ty A vay tiền, sau đó đồng ý xóa nợ cho khoản vay trên không trái quy định của pháp luật. ​Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp của chúng tôi, anh Hoàng không nên xóa khoản nợ này cho Công ty A mà nên dùng hình thức chuyển khoản vốn vay 1 tỷ này thành vốn góp của anh Hoàng tại Công ty A. Lý do: Bản chất của tình huống này là anh Hoàng muốn cấp vốn cho Công ty A để giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Vậy thay vì xóa nợ, anh có thể dùng chính khoản nợ này đổi thành vốn góp trong công ty. Thời điểm góp thêm vốn chính là thời điểm anh Hoàng chính thức quyết định xóa nợ tại Công ty. ​Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cấm việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là một cách thức để tăng vốn điều lệ của công ty lên bằng với vốn điều lệ cũ cộng với khoản vay 1 tỷ được chuyển đổi, điểm khác biệt là việc chuyển tiền đã được thực hiện xong trước khi anh Hoàng và Công ty ra quyết định tăng vốn. ​Ngoài ra, việc anh Hoàng chọn phương án chuyển khoản vay thành vốn góp này sẽ giúp Công ty A tránh phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thay vì phương án xóa nợ 1 tỷ ban đầu, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi năm 2013: “Điều 3. Thu nhập chịu thuế …..

    2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” Hi vọng những tư vấn trên của tôi đã giúp ích được cho anh Hoàng. Chúc Công ty A vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn này và sớm hoạt động hiệu quả trong thời gian sắp tới.

    Xem video tại đây:

    Anh David Nguyễn, TP.HCM
    Anh David Nguyễn, TP.HCM (0554 548 xxx)

    Câu hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại công ty A với vị trí chuyên gia, có giấy phép lao động và ký hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Gần đây, tôi có làm thêm tại với công ty B với công việc tương tự theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vậy theo quy định, tôi có được quyền làm thêm việc tại công ty B không? Tôi có cần phải xin thêm giấy phép lao động cho vị công việc mới nêu trên?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời:

    Đối với việc làm thêm tại công ty B của bạn, hiện nay pháp luật không cấm và bạn có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty nếu bạn đảm bảo đều hoàn thành tốt các công việc này theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019:

    “Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

    1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.” ​

    Ngoài ra, Khoản 1 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: ….

    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp” Như vậy theo quy định trên, bạn làm 02 công ty là 02 pháp nhân có tư cách độc lập, do đó công ty B cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới trước khi chính thức tuyển dụng bạn.

    Tuy nhiên, việc công ty B và bạn ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn là sai quy định theo Khoản 2 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019: “Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”

    Theo quy định, thời hạn của Giấy phép lao động tối đa không được vượt 2 năm nên tương ứng với đó, thời hạn của hợp đồng lao động giữa bạn và công ty B cũng không được vượt quá 2 năm theo quy định nêu trên của pháp luật.

    Xem video luật sư trả lời tại đây: https://youtu.be/RGMrGRhR9uc?si=JLLAnvyqb8n3urK1

    Chị Nguyễn Thị Hạnh, TPHCM:
    Chị Nguyễn Thị Hạnh, TPHCM: (0978 454 xxx)

    Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi: Năm 2018 tôi cùng anh Nguyễn Văn Nam cùng thành lập công ty TNHH Hùng Phát, chúng tôi hoạt động được 3 năm thì do gặp Covit và suy thoái kinh tế nên công ty làm ăn thua lỗ, dẫn đến có nhiều khoản nợ, có nhiều người bảo tôi để khỏi trả nợ thì làm thủ tục giải thể công ty đi. Và tôi đã làm thủ tục giải thể công ty vào năm 2022. Nay các chủ nợ đã tiến hành kiện tôi và anh Nam ra tòa án và tòa án đã xét xử buộc tôi và anh nam liên đới trả nợ cho các khách hàng số tiền lên đến hơn 10 tỷ đồng. giờ cơ quan thi hành án đã tới siết nhà của tôi thưa luật sư. Như vậy tòa án tuyên buộc như vậy có đúng luật hay không thưa luật sư, trong khi các khách hàng đó đều ký HĐ với công ty TNHH Hùng Phát chứ không phải ký với tôi và anh Nam. Mà nay cty đã giải thể rồi.

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Trả lời:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

    Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 

    1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: 
    1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; 
    2. Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; 
    3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; 
    4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. 
    1. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. 

    Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

    Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể 

    1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
    1. Cất giấu, tẩu tán tài sản; 
    2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; 
    3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; 
    4. Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; 
    5. đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; 
    6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; 
    7. Huy động vốn dưới mọi hình thức. 
    1. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 

    Lời khuyên ở đây là: 

    Nếu chủ DN hiểu luật thì k nên thực hiện thủ tục giải thể mà nên thực hiện thủ tục phá sản, khi làm thủ tục phá sản thì nên đưa toàn bộ các khách hàng, người lao động, thuế, cổ đông vào liên quan để giải quyết, để sau này không còn ai kiện mình nữa. 

    Xem video luật sư trả lời tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=YVP_eJ_8p-A&t=12s