Theo quy định của pháp luật mọi tranh chấp về việc thu hồi nợ – tranh chấp về vay tài sản cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nhiều người thường không rõ các quy định của pháp luật từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Thấu hiểu yêu cầu của bạn, HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW cung cấp Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản đến với quý khách hàng.
Bài viết dưới đây là những thông tin quan trọng liên quan đến dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản do HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản sẽ được HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW giải quyết một cách chuyên nghiệp – nhanh chóng.
1. Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản giải quyết vấn đề gì ?
BIGBOSS LAW thấu hiểu một số “trăn trở” mà quý khách gặp phải khi thực hiện thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản là:
– Không am hiểu quy định pháp luật về thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản;
– Mất thời gian và tốn chi phí cho việc thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản;
– Không biết tìm kiếm chuyên viên pháp lý/luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản;
Dịch vụ hỗ trợ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW sẽ khắc phục tất cả những khó khăn của khách hàng, BIGBOSS LAW cam kết chất lượng dịch vụ với mức phí hợp lý.
Quý khách hàng có thể gọi và Hotline: 0978 333 379 “nhánh số 4” để được tư
vấn trước khi sử dụng Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản.
2. Quy định pháp luật về thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản
2.1. Quy định pháp luật về thu hồi nợ
– Việc thu hồi nợ không chỉ phát sinh từ các hoạt đồng vay nợ (tiền) mà còn xuất phát từ rất nhiều các giao dịch dân sự và kinh doanh – thương mại khác như mua bán hàng hóa, đầu tư, xây lắp…
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ 01/01/2021, Luật Đầu tư sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, và chính thức chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
– Các loại nợ thường phát sinh yêu cầu gồm:
+ Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;
+ Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;
+ Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng
2.2 Quy định pháp luật về vay tài sản
2.2.1 Hợp đồng vay tài sản là gì ?
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2.2.2 Nghĩa vụ của bên cho vay
Theo quy định tại Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 bên cho vay có những nghĩa vụ sau đối với bên vay:
– Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
– Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
2.2.3 Nghĩa vụ của bên vay
Theo quy định tại Điều 465 Bộ luật dân sự 2015, bên vay tài sản phải có nghĩa vụ trả nợ tài sản đối với bên cho vay:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.3 Cách thức thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản theo quy định của pháp luật
Tùy vào đặc điểm đối tượng trong quan hệ hợp đồng giữa các bên mà hợp đồng này có thể chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự, Luật Thương mại, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan khác.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì các bên có quyền giải quyết bằng các biện pháp sau:
– Các bên có thể tự thương lượng, hòa giải với nhau.
– Trường hợp các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau thì có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền, đề nghị Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo thủ tục của Luật tố tụng dân sự.
– Trường hợp vụ việc có dấu hiệu của tội phạm hình sự (lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc các tội phạm khác) thì người bị hại, hoặc các cá nhân, tổ chức có liên quan có quyền làm đơn trình báo, tố giác tội phạm đó đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, để được xem xét và giải quyết theo quy định của Luật tố tụng hình sự
3. Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW
3.1. Thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản
Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về Dịch thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của chúng tôi, chúng tôi sẽ mô tả quá trình thực hiện như sau:
Bước 1: BIGBOSS LAW tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan về thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản.
Bước 2: Quý khách hàng cung cấp những giấy tờ, thông tin cần thiết cho BIGBOSS LAW .
Bước 3: BIGBOSS LAW tiến hành thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản cho khách hàng.
Bước 4: BIGBOSS LAW thông báo với khách hàng khi công việc hoàn thành.
3.2 Thời gian thực hiện dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản.
Theo đó, thời gian hoàn thành công việc sẽ tùy thuộc vào mức độ cũng như tính chât của mỗi vụ việc thu hồi nợ – tranh chấp vay tài sản là khác nhau nên thời gian hoàn thành công việc sẽ được trao đổi cụ thể khi khách hàng liên hệ với BIGBOSS LAW.
4. Lợi ích khi sử dụng dịch thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW
Là đơn vị luật đã có nhiều năm tư vấn hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp về lĩnh vực dân sự và hỗ trợ thêm rất nhiều dịch vụ khác, khối lượng khách hàng của Hãng Luật BIGBOSS LAW trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp dân sự kể ra không phải con số nhỏ.
Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm về lĩnh vực dân sự, chúng tôi cam kết :
– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hoàn tất các thủ tục một cách chuyên nghiệp cho khách hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp tại BIGBOSS LAW.
– Bảo mật thông tin tuyệt đối cho quý khách hàng.
5. Liên hệ sử dụng Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW
Nếu quý khách đang cần tư vấn hay sử dụng Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản, gọi vào hotline: 0978 333 379 “nhánh số 4” để được hỗ trợ ngay. HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
– Địa chỉ: Số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
– SĐT: 0978 333 379
– Email: info@bigbosslaw.com
6. Câu hỏi thường gặp về thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW
6.1 Phí dịch vụ khi thực hiện thủ tục thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản là bao nhiêu ?
Tùy vào từng trường hợp mà tính chât của mỗi vụ việc thu hồi nợ – tranh chấp vay tài sản là khác nhau nên mức phí sẽ khác nhau. Để biết cụ thể về mức phí quý khách vui lòng liên hệ tới BIGBOSS LAW để được hỗ trợ.
6.2 Vợ có quyền đòi nợ thay cho chồng không ?
Trong trường hợp nếu chồng không thể tự mình thực hiện việc đòi lại số tiền đã cho vay thì vợ có thể đại diện thực hiện quyền này theo hai trường hợp sau đây:
– Thứ nhất, tham gia với tư cách đại diện theo uỷ quyền theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015.
+ Đối với người ủy quyền: Nội dung ủy quyền phải phù hợp với điều kiện chủ thể trong giao dịch ( bên ủy quyền phải là chủ sở hữu tài sản)
+ Đối với bên được ủy quyền: Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
– Thứ hai chuyển giao quyền thanh toán nợ vay theo quy định tại Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.
+ Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ trả nợ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
6.3 Thời hiệu khởi kiện khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là bao lâu ?
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng cho vay là 03 năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 157 Bộ luật dân sự 2015 trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện nếu:
– Bên vay đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
– Bên vay thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
– Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Lúc này thời hiệu khởi kiện sẽ bắt đầu lại từ đầu tại thời điểm ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện thừa nhận hoặc hòa giải ở trên.
6.4 Tin nhắn điện thoại, messenger có là căn cứ để đòi nợ ?
– Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015:
” Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. “
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 94, Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
“Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Như vậy, tin nhắn điện thoại ( không gian lận, chỉnh sửa) là một dạng thông điệp dữ liệu điện tử nên cũng được xem là chứng cứ để thu hồi nợ nếu đáp ứng đúng các quy định về điều kiện. Trong trường hợp khởi kiện tại Tòa án, khi khởi kiện cần cung cấp cho Tòa án tin nhắn này (kèm theo đơn khởi kiện) để đề nghị Tòa án giải quyết.
6.5 Phạm vi cung cấp Dịch vụ vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản của BIGBOSS LAW
HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW cung cấp Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản trong phạm vi 63 tỉnh thành: Dịch vụ thu hồi nợ – giải quyết tranh chấp vay tài sản tại An Giang; Bà rịa – Vũng tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cần Thơ; Cao Bằng; Đà Nẵng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Nội ; Hà Tĩnh; Hải Dương; Hải Phòng; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nam Định; Nghệ An; Ninh Bình; Ninh Thuận; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Thành phố Hồ Chí Minh; Trà Vinh; Tuyên Quang; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Yên Bái.