So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân


Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại hình này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt hai loại hình này.

1. Khái niệm Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân

Theo điều 74 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020.

===> Xem thêm : Dịch vụ thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2. Điểm giống nhau giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân

  • Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.
  • Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.
  • Cả hai loại hình doanh nghiệp đều không được phát hành cổ phiếu.

3. Điểm khác nhau giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

Cá nhân, tổ chức.

Là cá nhân, đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Khoản 1 điều 74 LDN 2020

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)

Khoản 1 điều 188 LDN 2020

Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn)

Góp vốn

Khoản 1, khoản 2 điều 75 LDN 2020

Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

Khoản 1 điều 189 LDN 2020

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp

Tăng giảm vốn góp

Điều 87 LDN 2020

Chủ sở hữu muốn thực hiện việc tăng giảm vốn điều lệ cần phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh và thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 3 điều 189 LDN 2020

Chủ sở hữu có quyền tăng, giảm số vốn đầu tư trong quá trình kinh doanh

Trường hợp giảm vốn xuống thấp hơn vốn đã đăng ký thì phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý

Quyền pháthành trái phiếu

Khoản 4 điều 74 LDN 2020

Được phát hành trái phiếu

Khoản 2 điều 188 LDN 2020

Không được phát hành bất cứ giấy tờ có giá nào

Hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp

Không bị hạn chế

Khoản 4 Điều 188 LDN 2020

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Tư cách pháp lý

Có tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0978 333 379 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

HÃNG LUẬT BIGBOSS LAW
Số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0978333379 – Email: info.bigbosslaw@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt!
Người đăng : Việt Hà
Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận